Ngày 06/7/2022, dưới sự chủ trì của Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, phương hướng giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.
Theo báo cáo tại Hội nghị, với quyết tâm của toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động toàn Ngành, 6 tháng đầu năm 2022, ngành Hải quan đạt kết quả thắng lợi toàn diện trên các mặt công tác.
Ngành Hải quan làm thủ tục thông quan cho lượng hàng hóa với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 371,32 tỷ USD, tăng 16,4% (tương ứng tăng 52,3 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt 186,03 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 27,4 tỷ USD); nhập khẩu đạt 185,29 tỷ USD, tăng 15,5% (tương ứng tăng 24,9 tỷ USD). Cán cân thương mại thặng dư 0,74 tỷ USD.
Tổng thu ngân sách đạt 226.588 tỷ đồng, bằng 64,4% dự toán được giao cả năm, bằng 61,2% chỉ tiêu phấn đấu được giao, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước (tương đương tăng 30.186 tỷ đồng).
Về công tác chống buôn lậu, toàn Ngành đã trực tiếp và phối hợp phát hiện, bắt giữ và xử lý 7.534 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính gần 3.772 tỷ đồng, cơ quan hải quan khởi tố 24 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 55 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước hơn 209 tỷ đồng.
Ngoài ra, toàn Ngành thực hiện 1.151 cuộc kiểm tra sau thông quan, tổng số tiền ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính là 206.24 tỷ đồng.
Về thanh tra chuyên ngành, toàn Ngành thực hiện 89 cuộc thanh tra - kiểm tra, qua đó kiến nghị truy thu tổng số tiền là 30,673 tỷ đồng…
Cùng với đó, công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, ứng dụng CNTT... đều đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, phương hướng giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh nhiệm vụ đặt ra với toàn Ngành 6 tháng cuối năm 2022 vẫn hết sức nặng nề, yêu cầu toàn Ngành tập trung thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Thứ nhất, tập trung nguồn lực khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành các nghị định: Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử; Nghị định quy định thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện theo Cơ chế một cửa quốc gia. Cùng với đó, các đơn vị cần chủ động xây dựng hệ thống các văn bản, quy trình hướng dẫn thực hiện các Nghị định nêu trên sau khi được Chính phủ ban hành.
Thứ hai, nỗ lực thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan và thực hiện Quyết định 97/QĐ-BTC ngày 26/1/2021 của Bộ Tài chính về thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN để tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Thứ tư, nhóm nhiệm vụ về thu ngân sách; phòng, chống buôn lậu; tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ. Trong đó, toàn Ngành tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị 439/CT-TCHQ nhằm thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022.
Về phòng, chống buôn lậu, cần chú trong các biện pháp chống thất thu qua lượng, qua giá, qua lợi dụng loại hình xuất nhập khẩu... Đồng thời tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ trong đấu tranh với tội phạm ma túy.
Về xây dựng lực lượng, toàn Ngành, nhất là thủ trưởng các đơn vị tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ công chức...
Theo báo cáo tại Hội nghị, với quyết tâm của toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động toàn Ngành, 6 tháng đầu năm 2022, ngành Hải quan đạt kết quả thắng lợi toàn diện trên các mặt công tác.
Ngành Hải quan làm thủ tục thông quan cho lượng hàng hóa với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 371,32 tỷ USD, tăng 16,4% (tương ứng tăng 52,3 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt 186,03 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 27,4 tỷ USD); nhập khẩu đạt 185,29 tỷ USD, tăng 15,5% (tương ứng tăng 24,9 tỷ USD). Cán cân thương mại thặng dư 0,74 tỷ USD.
Tổng thu ngân sách đạt 226.588 tỷ đồng, bằng 64,4% dự toán được giao cả năm, bằng 61,2% chỉ tiêu phấn đấu được giao, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước (tương đương tăng 30.186 tỷ đồng).
Về công tác chống buôn lậu, toàn Ngành đã trực tiếp và phối hợp phát hiện, bắt giữ và xử lý 7.534 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính gần 3.772 tỷ đồng, cơ quan hải quan khởi tố 24 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 55 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước hơn 209 tỷ đồng.
Ngoài ra, toàn Ngành thực hiện 1.151 cuộc kiểm tra sau thông quan, tổng số tiền ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính là 206.24 tỷ đồng.
Về thanh tra chuyên ngành, toàn Ngành thực hiện 89 cuộc thanh tra - kiểm tra, qua đó kiến nghị truy thu tổng số tiền là 30,673 tỷ đồng…
Cùng với đó, công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, ứng dụng CNTT... đều đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh nhiệm vụ đặt ra với toàn Ngành 6 tháng cuối năm 2022 vẫn hết sức nặng nề, yêu cầu toàn Ngành tập trung thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Thứ nhất, tập trung nguồn lực khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành các nghị định: Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử; Nghị định quy định thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện theo Cơ chế một cửa quốc gia. Cùng với đó, các đơn vị cần chủ động xây dựng hệ thống các văn bản, quy trình hướng dẫn thực hiện các Nghị định nêu trên sau khi được Chính phủ ban hành.
Thứ hai, nỗ lực thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan và thực hiện Quyết định 97/QĐ-BTC ngày 26/1/2021 của Bộ Tài chính về thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN để tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Thứ tư, nhóm nhiệm vụ về thu ngân sách; phòng, chống buôn lậu; tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ. Trong đó, toàn Ngành tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị 439/CT-TCHQ nhằm thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022.
Về phòng, chống buôn lậu, cần chú trong các biện pháp chống thất thu qua lượng, qua giá, qua lợi dụng loại hình xuất nhập khẩu... Đồng thời tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ trong đấu tranh với tội phạm ma túy.
Về xây dựng lực lượng, toàn Ngành, nhất là thủ trưởng các đơn vị tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ công chức...
Tổng cục Hải quan sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022