Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
1. Trước mắt, Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức thực hiện:
a) Phối hợp với Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục chủ động làm việc với các ngành hàng, nhất là các đơn vị có lượng hàng vận chuyển xuất, nhập khẩu lớn để trao đổi, thống nhất các biện pháp cụ thể nhằm ưu tiên, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải biển trong nước nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 118/VPCP-KTN ngày 07 tháng 01 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ;
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan liên quan hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển đội tàu; đôn đốc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài để đa dạng hóa nguồn vốn, tăng hiệu quả đầu tư phát triển vận tải biển của Việt Nam.
2. Về lâu dài, căn cứ Nghị quyết về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (ban hành theo Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22
tháng 10 năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng), đồng thời căn cứ chính sách khuyến khích phát triển hàng hải (quy định tại Điều 7 của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015), Bộ Giao thông vận tải chủ động chủ trì, phối hợp với Bộ K
ế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải hàng hải; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý I năm 2020./.
Tải về tại đây:
Công văn 975/TTg-CN ngày 07/08/2019
Nghiên cứu giải pháp khắc phục khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển