Trả lời văn bản số 0712/2020/OOG/EUC ngày 07/12/2020 của Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam về các vướng mắc và kiến nghị về thủ tục hải quan, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về kiến nghị liên quan đến quy trình hoàn thuế nhập khẩu (Số thứ tự 1 Tiểu ban Thực phẩm, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản):
...
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
2. Về kiến nghị liên quan đến thuế ưu đãi EVFTA (Số thứ tự 2 Tiểu ban Thực phẩm, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản):
Ngày 08/9/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2020/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu giai đoạn 2020 - 2022. Để thống nhất triển khai thực hiện Nghị định, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 6283/TCHQ-TXNK ngày 24/9/2020 hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện. Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên sâu cho các đơn vị hải quan để thực hiện các nội dung của Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu.
3. Về kiến nghị liên quan đến thay đổi nhỏ chỉ yêu cầu thông báo, Cục Quản lý Dược không phản hồi về các thay đổi nhỏ này (Số thứ tự 1 Tiểu ban Thuốc chất lượng quốc tế - GENERIC và sinh phẩm tương tự):
...
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
4. Về yêu cầu chữ ký sống trên Phiếu kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc (COA) (Số thứ tự 2 Tiểu ban Thuốc chất lượng quốc tế - GENERIC và sinh phẩm tương tự):
...
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
5. Về kiến nghị nội dung Thông tư 01/2018/TT-BYT về cách ghi nhãn của thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc lưu hành trên thị trường (Số thứ tự 3 Tiểu ban Thuốc chất lượng quốc tế - GENERIC và sinh phẩm tương tự):
...
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
6. Về kiến nghị liên quan đến Công văn số 7203/TCHQ-TXNK ngày 11/11/2020 của Tổng cục Hải quan, theo đó: doanh nghiệp khai báo đầy đủ số lượng (1), số lượng (2) trên Tờ khai hải quan (Số thứ tự 1 Tiểu ban Ngành công nghiệp ô tô - xe máy):
Công văn số 7203/TCHQ-TXNK ngày 11/11/2020 của Tổng cục Hải quan có nội dung hướng dẫn doanh nghiệp khai báo đầy đủ thông tin về hàng hóa. Việc khai báo đầy đủ các trường thông tin đã được quy định cụ thể tại Phụ lục I Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018, theo đó: số lượng (1) và số lượng (2) là các trường thông tin mà người khai hải quan phải khai báo.
Việc không khai báo chỉ tiêu số lượng (2) dẫn đến việc thống kê, kiểm tra, đánh giá và xây dựng chính sách quản lý (cụ thể là chính sách giá) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa chính xác, đang gặp vướng mắc.
Ngày 07/01/2021, Tổng cục Hải quan đã có Công văn số 54/TCHQ-GSQL hướng dẫn việc khai chỉ tiêu số lượng (1) và số lượng (2) trên tờ khai xuất khẩu để giải quyết các vướng mắc về khai báo số lượng cho các doanh nghiệp.
Thông tư số 39/2018/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 05/06/2018, vì vậy, đề nghị các doanh nghiệp nghiên cứu quy định tại Thông tư, hướng dẫn tại Công văn 7203/TCHQ-TXNK và Công văn số 54/TCHQ-GSQL để thực hiện.
7. Về kiến nghị liên quan đến chấp nhận nguồn gốc xuất xứ EU của hàng hóa nhập khẩu qua trung tâm khu vực ASEAN (Số thứ tự 2 Tiểu ban Ngành công nghiệp ô tô - xe máy):
Ngày 15/6/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu. Theo đó, các cam kết tại Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu đã được nội luật hóa vào Thông tư số 11/2020/TT-BCT. Theo quy định tại Điều 16 và 17 Thông tư số 11/2020/TT-BCT, hàng hóa xuất xứ EU vận chuyển quá cảnh, chuyển tải qua nước không thành viên trước khi nhập khẩu vào Việt Nam vẫn đủ điều kiện được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ Hiệp định nếu đáp ứng các quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BCT.
8. Về kiến nghị liên quan đến công văn số 7183/TCHQ-TXNK (Số thứ tự 1 Tiểu ban Thực phẩm dinh dưỡng):
...
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
9. Về kiến nghị liên quan đến chữ ký của người xuất khẩu trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định Thương mại EVFTA (Số thứ tự 2 Tiểu ban Thực phẩm dinh dưỡng; Số thứ tự 2 Tiểu ban Vận tải và hậu cần):
Ngày 15/6/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu. Để bảo đảm thực hiện thống nhất các quy định tại Thông tư, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn số 7735/TCHQ-GSQL ngày 8/12/2020 hướng dẫn hải quan địa phương, trong đó có nội dung hướng dẫn về chữ ký trên khai báo chứng từ tự chứng nhận xuất xứ của người xuất khẩu. Theo đó:
Đối với hàng hóa xuất xứ EU nhập khẩu vào Việt Nam áp dụng hình thức chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký mã số REX theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19 Thông tư 11/2020/TT-BCT thì cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa mà không có chữ ký của người xuất khẩu có mã số REX cho các lô hàng có trị giá trên 6000 EURO.
10. Về kiến nghị liên quan đến hồ sơ xin giấy chứng nhận phù hợp làm thực phẩm tại Bộ Y tế (Số thứ tự 3 Tiểu ban Thực phẩm dinh dưỡng, số thứ tự 4 Tiểu ban Vận tải và hậu cần):
Hiện tại đối với sản phẩm thực phẩm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Theo đó, tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP không còn quy định đối với Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm do Bộ Y tế cấp, do vậy, Tổng cục Hải quan sẽ chuyển kiến nghị này đến Bộ Y tế, đề nghị Hiệp hội liên hệ với Bộ Y tế để được làm rõ vướng mắc.
11. Về kiến nghị liên quan đến đăng ký kiểm tra An toàn thực phẩm đối với các mặt hàng do Bộ Công Thương quản lý chưa được thể hiện tại Hải quan một cửa (Số thứ tự 4 Tiểu ban Thực phẩm dinh dưỡng, số thứ tự 5 Tiểu ban Vận tải và hậu cần):
Qua rà soát tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17/8/2020) thì thủ tục về đăng ký kiểm tra An toàn thực phẩm đối với các mặt hàng do Bộ Công Thương quản lý chưa được đưa vào Danh mục thủ tục hành chính triển khai qua cơ chế một cửa quốc gia giai đoạn 2018-2020. Do đó, Tổng cục Hải quan sẽ chuyển kiến nghị này đến Bộ Công thương, đề nghị Hiệp hội liên hệ với Bộ Công Thương để được xử lý theo thẩm quyền.
12. Về kiến nghị liên quan áp dụng chữ ký điện tử (Số thứ tự 1 Tiểu ban Vận tải và hậu cần):
Áp dụng thực hiện Luật giao dịch điện tử 2005, Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, hệ thống công nghệ thông tin của cơ quan Hải quan đã tích hợp việc sử dụng chữ ký số để thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Cụ thể, theo quy định tại Điều 5 Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC, doanh nghiệp đăng ký thông tin chữ ký số sử dụng để khai báo đối với cơ quan Hải quan bằng dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên Cổng thông tin điện tử Hải quan (https://www.customs.gov.vn). Sau đó, doanh nghiệp sử dụng chữ ký số đã được đăng ký để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Ngoài ra, ngành Hải quan đã và đang đẩy mạnh việc trao đổi thông điệp điện tử đối với một số chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan như Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) giữa Việt Nam và các nước ASEAN; các giấy phép, giấy chứng nhận... giữa các bộ, Ngành thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN để giảm thiểu việc yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình các chứng từ giấy khi thực hiện thủ tục hải quan.
13. Về kiến nghị liên quan đến việc chứng từ lưu hành tự do do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý (Số thứ tự 2 Tiểu ban Vận tải và hậu cần):
...
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
14. Về kiến nghị liên quan đến áp dụng các giải pháp điện tử để đẩy nhanh quá trình thông quan (Số thứ tự 6 Tiểu ban Vận tải và hậu cần):
Theo quy định tại Điều 17 Luật Hải quan thì cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải. Tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, theo đó: việc kiểm tra, giám sát hải quan và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro, thông tin quản lý rủi ro có trên hệ thống thông tin hải quan và thông tin dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro khác được cung cấp tại thời điểm quyết định, lựa chọn. Cơ quan Hải quan tập trung kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan đối với rủi ro cao, trung bình và áp dụng biện pháp kiểm tra phù hợp đối với rủi ro thấp.
15. Về kiến nghị liên quan đến Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem điện tử (Số thứ tự 1 Tiểu ban Rượu vang và rượu mạnh):
...
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
16. Về các kiến nghị liên quan đến vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP (Số thứ tự 1, 2 Tiểu ban Mỹ phẩm):
...
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
Tải về tại đây:
Công văn 75/TCHQ-PC ngày 07/01/2021
Trả lời vướng mắc và kiến nghị về thủ tục hải quan