Trả lời công văn hỏi về hóa đơn, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Khoản 7, Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định như sau:...
- Căn cứ Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:...
- Căn cứ Khoản 3 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC về xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn:...
- Căn cứ Khoản 5 Điều 10 Thông tư 176/2016/TT-BTC về xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn quy định:...
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
Căn cứ các quy định trên:
- Công ty phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
- Đối với trường hợp tổng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ dưới 200.000 đồng mỗi lần mà người mua không lấy hóa đơn thì cuối mỗi ngày, Công ty lập một hóa đơn ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày và giữ liên sao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn” (sau đây gọi là hóa đơn xuất cho các khách lẻ không lấy hóa đơn).
- Trường hợp Công ty bán hàng hóa, dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần nhưng Công ty không xuất hóa đơn cho khách hàng mà gộp chung vào hóa đơn xuất cho các khách lẻ không lấy hóa đơn nêu trên thì Công ty thực hiện xử lý như sau:
+ Đối với hóa đơn xuất cho khách lẻ trong đó bao gồm giá trị của hàng hóa dịch vụ có tổng thanh toán trên 200.000 đồng mỗi lần: Công ty thực hiện gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập hóa đơn thay thế.
+ Đối với các khách hàng mua hàng có tổng giá trị thanh toán hàng hóa dịch vụ từng lần từ 200.000 đồng trở lên nhưng Công ty đã không lập hóa đơn thì Công ty thực hiện lập hóa đơn đối với từng khách hàng nêu trên, trên hóa đơn ghi rõ hóa đơn xuất cho hàng hóa, dịch vụ bán thời điểm nào. Trường hợp “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
- Đối với hành vi không lập hóa đơn giao cho người mua khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên, Công ty bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư 176/2016/TT-BTC; Đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm (Công ty không lập hóa đơn vào cuối mỗi ngày đối với trường hợp tổng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ dưới 200.000 đồng mỗi lần mà người mua không lấy hóa đơn, Công ty đã lập hóa đơn vào cuối mỗi tháng), Công ty bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC.
Tải về tại đây:
Công văn 67158/CT-TTHT ngày 04/10/2018
Hóa đơn chứng từ đối với bán hàng qua website