Trả lời vướng mắc về sử dụng hóa đơn điện tử, sau khi báo cáo Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP. Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Nghị định 51/2010/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:...
- Căn cứ khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:...
- Căn cứ Thông tư 32/2011/TT-BTC về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Tại Điều 6 quy định nội dung của hóa đơn điện tử;
+ Tại Điều 8 quy định lập hóa đơn điện tử;
+ Tại Điều 9 quy định xử lý đối với hóa đơn điện tử đã lập;
+ Tại Điều 12 quy định chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy
- Căn cứ Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:...
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
- Thực hiện hướng dẫn tại các công văn số 3371/TCT-CS ngày 26/8/2019, 3441/TCT-CS ngày 29/08/2019, 3501/TCT-CS ngày 04/9/2019 về hóa đơn điện tử.
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn như sau:
1. Về ngày ghi trên hóa đơn và ngày của chữ ký số trên hóa đơn:
- Trường hợp Công ty áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Thông tư số 39/2014/TT-BTC, Thông tư số 32/2011/TT-BTC thì thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC. Khi lập hóa đơn điện tử phải có đầy đủ các nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTC.
- Trường hợp Công ty áp dụng hóa đơn điện tử Nghị định số 119/2018/NĐ-CP thì thời điểm lập hóa đơn điện tử và nội dung hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Về dấu của người bán trên hóa đơn điện tử chuyển đổi sang giấy;
- Đối với trường hợp áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và Thông tư 32/2011/TT-BTC về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì:
+ Trường hợp chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần thì hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều 12 Thông tư 32/2011/TT-BTC và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.
+ Trường hợp chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán thì hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều 12 Thông tư 32/2011/TT-BTC.
- Đối với các trường hợp áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Về chữ ký điện tử trên văn bản thỏa thuận khi phát hiện sai sót trên hóa đơn điện tử
- Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót nhưng chưa gửi cho người mua thì người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới gửi cho người mua. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua có sai sót thì thực hiện xử lý đối với hóa đơn điện tử đã lập theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 32/2011/TT-BTC. Trường hợp người mua không có chữ ký điện tử thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận bằng giấy ghi rõ sai sót có chữ ký của người bán và người mua.
Tải về tại đây:
Công văn 72239/CT-TTHT ngày 16/09/2019
Hóa đơn điện tử