Trả lời về chính sách thuế đối với khoản công nợ khó đòi, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư số 228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp hướng dẫn như sau:
+ Tại Khoản 3 Điều 2 giải thích từ ngữ như sau:
“3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.”
+ Tại Điều 6 hướng dẫn về dự phòng nợ phải thu khó đòi:...
- Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2016/TT-BTC quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:...
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
Căn cứ quy định nêu trên, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn nguyên tắc như sau:
Trường hợp Công ty phát sinh khoản nợ không đòi được, nếu đảm bảo các điều kiện có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ và có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi; Công ty đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC thì Công ty được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Về việc hạch toán kế toán, không thuộc thẩm quyền của Cục Thuế TP Hà Nội. Đề nghị Công ty liên hệ với Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán - Bộ Tài chính để được hướng dẫn.
Tải về tại đây:
Công văn 59207/CT-TTHT ngày 29/07/2019
Chính sách thuế về công nợ khó đòi