Tổng cục Thuế nhận được công văn của Cục Thuế thành phố Hà Nội về hóa đơn điện tử. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Tại điểm 2.5 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC về hóa đơn:
“2.5. Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.”
- Tại Điều 14 Thông tư số 32/2011/TT-BTC về hóa đơn điện tử:
“Điều 14. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/5/2011.
2. Ngoài các nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này, các nội dung khác được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Thông tư số 153/2010/TT-BTC.”
Căn cứ các quy định, hướng dẫn nêu trên, Tổng cục Thuế thống nhất với đề xuất xử lý của Cục Thuế thành phố Hà Nội, cụ thể:
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC thì ngoài các nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 32/2011/TT-BTC, các nội dung khác được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Thông tư số 39/2014/TT-BTC. Do đó, trường hợp doanh nghiệp áp dụng hình thức chiết khấu thương mại cho khách hàng thì thực hiện lập hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại điểm 2.5 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
Tải về tại đây:
Công văn 326/TCT-CS ngày 21/01/2020
Thuế giá trị gia tăng