Trả lời Công ty Cổ phần Everpia về việc trích lập dự phòng và xử lý nợ phải thu khó đòi, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Căn cứ Thông tư số 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp:
+ Tại Khoản 1 Điều 3 quy định khoản dự phòng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:...
+ Tại Điều 6 quy định Đối tượng, Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, Xử lý tài chính các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi:...
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty Cổ phần Everpia có các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn, đồng thời đảm bảo điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 48/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính thì Công ty thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư số 48/2019/TT-BTC nêu trên.
Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng công ty thu thập được các bằng chứng xác định tổ chức kinh tế đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản, đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh; hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú; khoản nợ đã được doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án thì công ty tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được (tối đa bằng giá trị khoản nợ đang theo dõi trên sổ kế toán) để trích lập dự phòng.
Về việc xử lý tài chính các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi, đề nghị Công ty thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư số 48/2019/TT-BTC.
Tải về tại đây:
Công văn 97637/CT-TTHT ngày 30/12/2019
Trích lập dự phòng và xử lý nợ phải thu khó đòi