Kính gửi: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam;
- Các Hiệp hội: Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội khách sạn Việt Nam.
Ngày 27/07/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm (KTBĐ) ở Việt Nam, trong đó tại điểm 4a Điều 2 Quyết định số 1129/QĐ-TTg và số thứ tự 4 tại Kế hoạch triển khai thực hiện có giao Bộ Tài chính “Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu các chính sách, biện pháp ưu đãi thuế đối với hoạt động KTBĐ”.
Ngày 30/06/2021, Bộ Tài chính đã có công văn số 7143/BTC-CST báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các chính sách, biện pháp ưu đãi thuế đối với hoạt động KTBĐ.
Ngày 06/08/2021, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 5372/VPCP- KTTH thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái: “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan, tham vấn ý kiến chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt các quốc gia có điều kiện kinh tế, văn hóa tương đồng với Việt Nam, trên cơ sở đó nghiên cứu các chính sách, biện pháp ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh tế ban đêm, bám sát các mục tiêu, yêu cầu, quan điểm, giải pháp tại Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/07/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển KTBĐ ở Việt Nam; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2021”.
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo nêu trên của Phó Thủ tướng, Bộ Tài chính dự kiến đề xuất các chính sách, biện pháp ưu đãi thuế, phí và lệ phí đối với hoạt động KTBĐ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Về phạm vi và đối tượng tham gia hoạt động KTBĐ đề xuất áp dụng các chính sách, biện pháp ưu đãi thuế, phí và lệ phí
- Về phạm vi: Trên cơ sở quan điểm phát triển KTBĐ tại Quyết định số 1129/QĐ-TTg nêu trên thì phạm vi áp dụng thí điểm KTBĐ cần tập trung vào một số thành phố lớn đã phát triển dịch vụ ban đêm phục vụ khách du lịch như: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Sapa, Huế, Quảng Ninh, Hội An, Cần Thơ... hoặc những tỉnh, thành phố có du lịch phát triển như: Đà Lạt, Phú Quốc, Nha Trang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng... Đồng thời các địa phương này cũng cần xây dựng kế hoạch, có quy hoạch để xác định rõ ranh giới, khu vực có địa giới cụ thể cần tập trung phát triển KTBĐ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Về đối tượng tham gia hoạt động KTBĐ đề xuất được hưởng các chính sách, biện pháp ưu đãi thuế gồm: các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người lao động tham gia hoạt động KTBĐ tại địa bàn thí điểm phát triển KTBĐ.
2. Các chính sách, biện pháp thuế, phí và lệ phí có thể áp dụng để khuyến khích phát triển hoạt động KTBĐ
...
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
Vì vậy, trường hợp đặt vấn đề có cơ chế chính sách, biện pháp ưu đãi về thuế, phí và lệ phí để thúc đẩy các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh tham gia hoạt động KTBĐ tại các khu vực thí điểm phát triển KTBĐ ở các địa phương, Bộ Tài chính thấy rằng có thể xem xét, áp dụng một số chính sách, biện pháp ưu đãi về phí và lệ phí sau:
- Miễn lệ phí môn bài đối với hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh tại địa bàn thí điểm KTBĐ.
- Miễn phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường tại địa bàn thí điểm KTBĐ.
- Giảm 50% mức phí thăm quan các bảo tàng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa nằm trong địa bàn thí điểm phát triển KTBĐ.
- Giảm 50% phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn tại địa bàn thí điểm KTBĐ.
* Về thẩm quyền ban hành các chính sách, biện pháp ưu đãi về phí và lệ phí:
Theo quy định tại Điều 5 Luật Phí và lệ phí thì Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
+ Lệ phí môn bài thuộc thẩm quyền của Chính phủ và đang thực hiện theo quy định tại Nghị định số 139/2016/NĐ-CP và Nghị định số 22/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Trường hợp miễn, giảm lệ phí môn bài đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh cho địa bàn thí điểm phát triển KTBĐ thì cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ.
+ Phí thăm quan bảo tàng, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa...: Bộ Tài chính quy định thu phí đối với công trình do Trung ương quản lý, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thu phí đối với công trình do địa phương quản lý. Trường hợp quy định miễn, giảm đối với khoản phí này, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư thu phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nghiên cứu, sửa đổi Nghị quyết của Hội đồng nhân dân theo thẩm quyền.
Ngoài ra, nghiên cứu về chính sách miễn, giảm tiền thuê đất, Bộ Tài chính thấy rằng: Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013 (Điều 110) việc miễn, giảm tiền thuê đất được thực hiện trong trường hợp sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Các mức miễn, giảm tiền thuê đất được quy định cụ thể tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP, Nghị định số 135/2016/NĐ-CP, Nghị định số 123/2017/NĐ-CP và các Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành.
Do đó, trường hợp cần thiết phải có quy định miễn, giảm tiền thuê đất đối với hoạt động KTBĐ, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khảo sát, đánh giá đối với hoạt động KTBĐ này; trên cơ sở đó nghiên cứu bổ sung vào Danh mục lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi đầu tư, đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư đối với các hoạt động KTBĐ để được hưởng các mức ưu đãi tiền thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai.
Đề nghị Quý Cơ quan có ý kiến tham gia về nội dung để xuất nêu trên của Bộ Tài chính và đề xuất các giải pháp chính sách ưu đãi cụ thể (nếu có). Ý kiến tham gia đề nghị gửi về Bộ Tài chính (Vụ Chính sách thuế) trước ngày 22/12/2021, đồng thời gửi file word về địa chỉ email: phanthihongnhung@mof.gov.vn.
Xin cảm ơn sự phối hợp công tác của Quý Cơ quan./.
Tải về tại đây:
Công văn 14233/BTC-CST ngày 14/12/2021
Đề xuất chính sách, biện pháp ưu đãi thuế, phí và lệ phí đối với hoạt động kinh tế ban đêm