Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 147/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương (sau đây gọi tắt là Nghị định số 147/2020/NĐ-CP) về cơ chế quản lý tài chính, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động, đánh giá xếp loại người quản lý và chế độ báo cáo, công bố thông tin của Quỹ đầu tư phát triển địa phương; việc thực hiện chức năng Quỹ đầu tư phát triển địa phương của Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quỹ đầu tư phát triển địa phương do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập (sau đây gọi tắt là Quỹ).
2. Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là HFIC).
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
4. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
Điều 22. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021 và áp dụng cho năm tài chính 2021.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 28/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 2 năm 2014 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, Thông tư số 42/2014/TT-BTC ngày 8 tháng 4 năm 2014 ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các Quỹ đầu tư phát triển địa phương và Điều 12 Thông tư số 84/2020/TT-BTC ngày 1 tháng 10 năm 2020 sửa đổi, bổ sung quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Điều 23. Tổ chức thực hiện
1. Quỹ đầu tư phát triển địa phương có trách nhiệm xây dựng và trình Hội đồng quản lý Quỹ ban hành các quy chế theo quy định tại Điều 4 Thông tư này trong vòng 6 tháng kể từ khi Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Đối với HFIC:
a) Việc xác định mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ của HFIC để thực hiện chức năng Quỹ đầu tư phát triển địa phương thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này. Các nội dung khác liên quan đến đầu tư bổ sung vốn điều lệ của HFIC thực hiện theo quy định áp dụng đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
b) HFIC có trách nhiệm xây dựng và trình Hội đồng thành viên ban hành Quy chế huy động vốn; Quy chế cho vay; Quy chế quản lý các khoản đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; Quy chế quản lý các khoản đầu tư theo hình thức hợp đồng, thực hiện dự án đầu tư; Quy chế quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 4 Thông tư này.
c) HFIC ghi nhận doanh thu, thu nhập khác và chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động cho vay, đầu tư, ủy thác và nhận ủy thác theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư này.
d) HFIC có trách nhiệm lập, trình bày và gửi các báo cáo theo quy định tại Điều 12 Thông tư này (không bao gồm Báo cáo quyết toán chênh lệch thu chi). Đối với báo cáo tài chính năm phải kèm theo thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ đối với chức năng Quỹ đầu tư phát triển địa phương theo quy định tại Điều 65 Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
đ) HFIC thực hiện quản lý, sử dụng vốn và tài sản, quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận, kế toán, kiểm toán, báo cáo, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy
định của pháp luật đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này.
3. Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Quỹ đầu tư phát triển địa phương, HFIC và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Tải về tại đây:
Thông tư 86/2021/TT-BTC ngày 06/10/2021
Hướng dẫn Nghị định 147/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương