(Web Quảng Trị) Ngày 21/4, Bộ Tài chính tổ chức lễ công bố phủ sóng hệ thống hóa đơn điện tử (HĐĐT). Tham dự có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. Buổi lễ có sự kết nối trực tuyến đến điểm cầu tại các địa phương. Phó Chủ tịch UBND Lê Đức Tiến tham dự tại điểm cầu Quảng Trị.

Theo Tổng cục Thuế, hóa đơn là chứng từ đặc biệt, để ghi nhận giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ giữa người bán và người mua. Đồng thời, hóa đơn cũng chính là tài liệu để làm cơ sở cho việc hạch toán kế toán, xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Việc sử dụng hóa đơn của người dân và doanh nghiệp ảnh hưởng đến thu, chi ngân sách nhà nước. Do vậy, quản lý hóa đơn đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế nói riêng và quản lý nhà nước nói chung.
Để đảm bảo tiến độ từ ngày 01/7/2022 hóa đơn điện tử (HĐĐT) sẽ được triển khai trong toàn quốc, Ban Cán sự Bộ Tài chính đã ra nghị quyết về lộ trình áp dụng theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 11/2011 với 6 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định và Phú Thọ. 6 địa phương này có số lượng người nộp thuế chiếm 60% toàn quốc và tổng số hóa đơn phát hành trong một năm chiếm khoảng 70% so với toàn quốc.
Giai đoạn 2 sẽ triển khai từ tháng 4 năm 2022 với 57 địa phương còn lại. Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố, đồng thời chỉ đạo Tổng cục Thuế chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khởi động hệ thống HĐĐT.
Khi hệ thống HĐĐT đi vào thực tiễn sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí in ấn, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn; tiết giảm tối đa thời gian làm các thủ tục đăng ký, thông báo, báo cáo, lập tờ khai sử dụng hóa đơn, kể cả phòng tránh tình trạng bị làm giả hóa đơn. Việc sử dụng HĐĐT còn tạo điều kiện để doanh nghiệp hiện đại hóa công tác quản lý; nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh, thương hiệu cũng như lợi thế cạnh tranh.
Áp dụng hóa đơn điện tử cũng góp phần khắc phục được tình trạng gian lận sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, làm giả hóa đơn... từ đó, tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, giúp triển khai thương mại điện tử được hoàn thiện hơn từ đặt hàng trên mạng, giao hóa đơn điện tử qua mạng, thanh toán qua mạng...
Tổng cục Thuế đã đặt ra lộ trình đến hết ngày 10/5 phải hoàn thành tối thiểu 50%; đến hết ngày 31/5 phải hoàn thành 90% và đến hết ngày 30/6 phải hoàn thành 100% số lượng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.
Tại lễ công bố, các địa phương, doanh nghiệp đã có những chia sẻ về thuận lợi khi áp dụng HĐĐT.

Quảng Trị là 1 trong 57 tỉnh tổ chức triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trong giai đoạn 2 theo lộ trình của Bộ Tài chính. Cụ thể, lộ trình triển khai hóa đơn điện tử tại tỉnh Quảng Trị bao gồm: Từ 01/4/2022 đến ngày 30/4/2022: 80% tổ chức, doanh nghiệp, 60% doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh, đăng ký sử dụng HĐĐT; 30% hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai đăng ký sử dụng HĐĐT. Từ 1/5/2022 đến ngày 15/6/2022: 100% tổ chức, doanh nghiệp, 100% doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh hộ kinh doanh đăng ký sử dụng HĐĐT; 100% hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai đăng ký sử dụng HĐĐT.
Tính đến ngày 31/3/2022, tỉnh Quảng Trị có 3.317 doanh nghiệp, tổ chức đã phát hành và sử dụng HĐĐT (chiếm 86% số lượng doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hóa đơn). Từ ngày 1- 20/4/2022, toàn tỉnh có thêm 505 tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh chuyển sang sử dụng HĐĐT.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, lễ công bố kích hoạt toàn quốc hệ thống HĐĐT là dấu mốc quan trọng thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số không chỉ của ngành Thuế, mà còn với hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Đây là sự kiện quan trọng, khẳng định nỗ lực lớn, quyết tâm cao, hành động quyết liệt của Chính phủ, của Bộ Tài chính, của ngành thuế trong tiến trình đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng đến chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Thủ tướng đặc biệt đánh giá cao nỗ lực triển khai HĐĐT của ngành tài chính với kế hoạch bài bản, khoa học, có lộ trình rõ ràng....
Thời gian tới, Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ, hiệu quả giữa Bộ Tài chính, ngành thuế với các bộ, ngành, địa phương, xử lý ngay, dứt điểm những khó khăn, vướng mắc, bất cập về thể chế, cơ chế, chính sách, thẩm quyền, trách nhiệm trong quá trình triển khai.
Triển khai HĐĐT phải bảo đảm dữ liệu chính xác, công khai, minh bạch, thống nhất, bảo đảm an ninh, an toàn; thông tin, dữ liệu phải thống nhất theo tiêu chuẩn, hoạt động thông suốt, hiệu quả; tăng cường kiểm tra, giám sát, phân tích dữ liệu để phát hiện kịp thời hành vi gian lận gây thất thu thuế. Tiếp tục đẩy mạnh kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu HĐĐT trong cung cấp các dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, tích hợp, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia, bộ ngành, địa phương; đặc biệt là cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để từng bước xây dựng hệ sinh thái công dân số; phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội; phòng, chống dịch bệnh. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, cập nhật các công nghệ mới trong HĐĐT.
Tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng HĐĐT đến người dân, doanh nghiệp, giúp người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng HĐĐT; mở rộng các kênh tương tác để hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh về HĐĐT.
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Quảng Trị
Theo Tổng cục Thuế, hóa đơn là chứng từ đặc biệt, để ghi nhận giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ giữa người bán và người mua. Đồng thời, hóa đơn cũng chính là tài liệu để làm cơ sở cho việc hạch toán kế toán, xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Việc sử dụng hóa đơn của người dân và doanh nghiệp ảnh hưởng đến thu, chi ngân sách nhà nước. Do vậy, quản lý hóa đơn đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế nói riêng và quản lý nhà nước nói chung.
Để đảm bảo tiến độ từ ngày 01/7/2022 hóa đơn điện tử (HĐĐT) sẽ được triển khai trong toàn quốc, Ban Cán sự Bộ Tài chính đã ra nghị quyết về lộ trình áp dụng theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 11/2011 với 6 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định và Phú Thọ. 6 địa phương này có số lượng người nộp thuế chiếm 60% toàn quốc và tổng số hóa đơn phát hành trong một năm chiếm khoảng 70% so với toàn quốc.
Giai đoạn 2 sẽ triển khai từ tháng 4 năm 2022 với 57 địa phương còn lại. Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố, đồng thời chỉ đạo Tổng cục Thuế chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khởi động hệ thống HĐĐT.
Khi hệ thống HĐĐT đi vào thực tiễn sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí in ấn, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn; tiết giảm tối đa thời gian làm các thủ tục đăng ký, thông báo, báo cáo, lập tờ khai sử dụng hóa đơn, kể cả phòng tránh tình trạng bị làm giả hóa đơn. Việc sử dụng HĐĐT còn tạo điều kiện để doanh nghiệp hiện đại hóa công tác quản lý; nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh, thương hiệu cũng như lợi thế cạnh tranh.
Áp dụng hóa đơn điện tử cũng góp phần khắc phục được tình trạng gian lận sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, làm giả hóa đơn... từ đó, tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, giúp triển khai thương mại điện tử được hoàn thiện hơn từ đặt hàng trên mạng, giao hóa đơn điện tử qua mạng, thanh toán qua mạng...
Tổng cục Thuế đã đặt ra lộ trình đến hết ngày 10/5 phải hoàn thành tối thiểu 50%; đến hết ngày 31/5 phải hoàn thành 90% và đến hết ngày 30/6 phải hoàn thành 100% số lượng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.
Tại lễ công bố, các địa phương, doanh nghiệp đã có những chia sẻ về thuận lợi khi áp dụng HĐĐT.

Lãnh đạo tỉnh và các đại biểu kích hoạt hệ thống hoá đơn điện tử tại điểm cầu Quảng Trị
Quảng Trị là 1 trong 57 tỉnh tổ chức triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trong giai đoạn 2 theo lộ trình của Bộ Tài chính. Cụ thể, lộ trình triển khai hóa đơn điện tử tại tỉnh Quảng Trị bao gồm: Từ 01/4/2022 đến ngày 30/4/2022: 80% tổ chức, doanh nghiệp, 60% doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh, đăng ký sử dụng HĐĐT; 30% hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai đăng ký sử dụng HĐĐT. Từ 1/5/2022 đến ngày 15/6/2022: 100% tổ chức, doanh nghiệp, 100% doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh hộ kinh doanh đăng ký sử dụng HĐĐT; 100% hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai đăng ký sử dụng HĐĐT.
Tính đến ngày 31/3/2022, tỉnh Quảng Trị có 3.317 doanh nghiệp, tổ chức đã phát hành và sử dụng HĐĐT (chiếm 86% số lượng doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hóa đơn). Từ ngày 1- 20/4/2022, toàn tỉnh có thêm 505 tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh chuyển sang sử dụng HĐĐT.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, lễ công bố kích hoạt toàn quốc hệ thống HĐĐT là dấu mốc quan trọng thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số không chỉ của ngành Thuế, mà còn với hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Đây là sự kiện quan trọng, khẳng định nỗ lực lớn, quyết tâm cao, hành động quyết liệt của Chính phủ, của Bộ Tài chính, của ngành thuế trong tiến trình đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng đến chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Thủ tướng đặc biệt đánh giá cao nỗ lực triển khai HĐĐT của ngành tài chính với kế hoạch bài bản, khoa học, có lộ trình rõ ràng....
Thời gian tới, Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ, hiệu quả giữa Bộ Tài chính, ngành thuế với các bộ, ngành, địa phương, xử lý ngay, dứt điểm những khó khăn, vướng mắc, bất cập về thể chế, cơ chế, chính sách, thẩm quyền, trách nhiệm trong quá trình triển khai.
Triển khai HĐĐT phải bảo đảm dữ liệu chính xác, công khai, minh bạch, thống nhất, bảo đảm an ninh, an toàn; thông tin, dữ liệu phải thống nhất theo tiêu chuẩn, hoạt động thông suốt, hiệu quả; tăng cường kiểm tra, giám sát, phân tích dữ liệu để phát hiện kịp thời hành vi gian lận gây thất thu thuế. Tiếp tục đẩy mạnh kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu HĐĐT trong cung cấp các dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, tích hợp, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia, bộ ngành, địa phương; đặc biệt là cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để từng bước xây dựng hệ sinh thái công dân số; phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội; phòng, chống dịch bệnh. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, cập nhật các công nghệ mới trong HĐĐT.
Tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng HĐĐT đến người dân, doanh nghiệp, giúp người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng HĐĐT; mở rộng các kênh tương tác để hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh về HĐĐT.
Hồng Hà
Bắt đầu viết ở đây...
Công bố Hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc