Từ ngày 23-25/07/2019, tại Thành phố Cần Thơ, Vụ Bảo hiểm y tế (BHYT) của Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT cho đại diện lãnh đạo Sở Y tế và cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) tuyến huyện một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo phản ánh của thành viên Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Cần Thơ tham dự tại Hội nghị, Lãnh đạo Vụ BHYT đã phổ biến một số nội dung như sau:
- Tham mưu giao dự toán cho từng tỉnh là trách nhiệm của Bộ Tài chính và BHXH Việt Nam, Bộ Y tế không có ý kiến. Việc giao dự toán đến từng cơ sở KCB là không đúng quy định tại Luật BHYT và Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
- Việc tạm ứng kinh phí KCB BHYT hàng quý phải theo quy định củ a Luật BHYT đó là dựa trên 80% chi phí phát sinh của quý trước, trường hợp 80% chi phí phát sinh quý trước lớn hơn Dự toán cả năm chia cho 4 (bằng 25% dự toán) nhưng cơ quan BHXH chỉ tạm ứng tới 25% dự toán là không đúng quy định.
- Dịch vụ kỹ thuật (DVKT) chuyển giao: tại nhiều địa phương, cơ quan BHXH thẩm định trước khi quyết toán là sai, BHXH không có quyền thẩm định.
- Giấy chuyển tuyến không quy định thời gian sử dụng kể từ ngày ký, vì vậy cơ sở KCB không có cơ sở để từ chối thanh toán đối với các trường hợp sử dụng giấy chuyển tuyến sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Về các nội dung nêu trên, BHXH Việt Nam có ý kiến như sau:
1. Việc xây dựng và giao dự toán chi KCB BHYT ...
2. Việc tạm ứng kinh phí KCB BHYT hàng quý ...
3. Việc thanh toán đối với DVKT được chuyển giao ...
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
4. Về việc Giấy chuyển tuyến KCB BHYT không quy định thời gian:
Việc chuyển tuyến KCB BHYT được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở KCB và Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định đăng ký KCB BHYT ban đầu và chuyển tuyến KCB BHYT, cơ sở KCB chuyển người bệnh. Giấy chuyển tuyến KCB BHYT được viết theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
Theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 12 Thông tư số 40/2015/TT-BYT, các trường hợp mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng Giấy chuyển tuyến quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12 năm dương lịch đó. Trường hợp đến hết ngày 31/12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở KCB thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó”. Đối với các trường hợp khác hiện chưa có văn bản quy định thời hạn sử dụng Giấy chuyển tuyến kể từ ngày ký.
Tuy nhiên, để đảm bảo việc KCB được kịp thời sau khi người bệnh được chuyển tuyến, BHXH các tỉnh đề nghị các cơ sở KCB BHYT khi viết Giấy chuyển tuyến cho người bệnh đến cơ sở KCB khác để KCB thì cơ sở KCB nơi viết giấy chuyển tuyến có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn để người bệnh đi sắp xếp, bố trí đi KCB ngay, tránh tình trạng để quá lâu sau mới sử dụng Giấy chuyển tuyến để đi KCB, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Tải về tại đây:
Công văn 2697/BHXH-CSYT ngày 25/07/2019
Nội dung hướng dẫn tại Hội nghị tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế