Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
2. Thương nhân.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
Điều 4. Quy định về chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
1. Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục:
a) Phụ lục I: Chú giải cho Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục II.
b) Phụ lục II: Quy tắc cụ thể mặt hàng.
c) Phụ lục III: Nguyên liệu thủy sản áp dụng cộng gộp.
d) Phụ lục IV: Sản phẩm thủy sản áp dụng cộng gộp.
đ) Phụ lục V: Sản phẩm dệt may áp dụng cộng gộp.
e) Phụ lục VI: Mẫu C/O mẫu EUR.1 của Việt Nam.
g) Phụ lục VII: Mẫu lời văn khai báo xuất xứ của nhà xuất khẩu.
h) Phụ lục VIII: Danh mục cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu EUR.1 của Việt Nam.
2. Danh mục cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu EUR.1 của Việt Nam được cập nhật tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn. Cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu EUR.1 của Việt Nam đăng ký mẫu con dấu và cập nhật các mẫu con dấu này theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
3. Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa và quy định tại Thông tư này.
Điều 5. Hàng hóa có xuất xứ
Hàng hóa được coi là có xuất xứ khi:
1. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một Nước thành viên theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3
2. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được tạo ra tại một Nước thành viên từ nguyên liệu không có xuất xứ với điều kiện nguyên liệu đó phải trải qua các công đoạn gia công hoặc chế biến đầy đủ theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy tại một Nước thành viên trong các trường hợp sau:
a) Khoáng sản khai thác từ lòng đất hoặc đáy biển của Nước thành viên.
b) Cây trồng và sản phẩm cây trồng được trồng và thu hoạch hoặc thu lượm tại Nước thành viên.
c) Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên.
d) Sản phẩm của động vật sống được nuôi dưỡng tại Nước thành viên.
đ) Sản phẩm thu được từ giết mổ động vật được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên.
e) Sản phẩm thu được từ săn bắn hoặc đánh bắt tại Nước thành viên.
g) Sản phẩm thu được từ nuôi trồng thủy sản trong đó cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm được sinh ra hoặc nuôi dưỡng từ trứng, cá bột, cá nhỏ và ấu trùng.
h) Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm khác thu được ngoài vùng lãnh hải bằng tàu của Nước thành viên.
i) Sản phẩm được sản xuất ngay trên tàu chế biến của Nước thành viên từ các sản phẩm được quy định tại điểm h khoản này.
k) Sản phẩm đã qua sử dụng thu được từ Nước thành viên chỉ phù hợp để tái chế thành nguyên liệu thô.
l) Phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất tại Nước thành viên.
m) Sản phẩm được khai thác từ đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài vùng lãnh hải nhưng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nước thành viên.
n) Hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại Nước thành viên từ các sản phẩm quy định từ điểm a đến điểmm khoản này.
2. Khái niệm “cây trồng và sản phẩm cây trồng” quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm cây trồng, hoa, quả, rau củ, rong biển và nấm.
3. Khái niệm “tàu của Nước thành viên” và “tàu chế biến của Nước thành viên” nêu tại điểm h và điểm i khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với tàu và tàu chế biến đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Được đăng ký, treo cờ Việt Nam hoặc một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và có ít nhất 50% thuộc sở hữu của cá nhân tại Nước thành viên.
4
b) Được đăng ký, treo cờ Việt Nam hoặc một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và thuộc sở hữu của pháp nhân có trụ sở chính và cơ sở kinh doanh chính đặt tại Nước thành viên. Pháp nhân có ít nhất 50% thuộc sở hữu của Việt Nam hoặc một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu hoặc của tổ chức nhà nước, cá nhân của một trong các Nước thành viên.
Điều 7. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được coi là đã trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến đầy đủ khi đáp ứng Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với nguyên liệu được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa:
a) Quy tắc cụ thể mặt hàng nêu tại khoản 1 Điều này chỉ áp dụng cho nguyên liệu không có xuất xứ.
b) Trong trường hợp sản phẩm có xuất xứ theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, sau đó được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khác, tiêu chí xuất xứ của sản phẩm khác đó không áp dụng đối với sản phẩm dùng làm nguyên liệu và không áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm dùng làm nguyên liệu.
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
Điều 41. Tổ chức thực hiện
1. Các nội dung hướng dẫn, thống nhất cách hiểu liên quan đến Quy tắc xuất xứ hàng hóa được các Nước thành viên thống nhất luân phiên hoặc thống nhất tại báo cáo các phiên họp thực thi của Ủy ban Hải quan trong khuôn khổ EVFTA là căn cứ để các cơ quan, tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thực hiện.
2. Các nội dung nêu tại khoản 1 Điều này được thông báo đến các cơ quan, tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thông qua cơ quan đầu mối của Ủy ban Hải quan thực hiện EVFTA.
Điều 42. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020./.
Tải về tại đây:
Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020
Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu