Trả lời Công văn số 125/BCH-Visaba ngày 02/06/2021 của Hiệp hội Đại lý và Môi giới hàng hải Việt Nam về việc đề xuất nghiên cứu, triển khai cơ chế đặc thù đối với cụm cảng Cái Mép-Thị Vải, Tổng cục Hải quan xin trao đổi với Quý Hiệp hội một số nội dung cụ thể như sau:
1. Về đề xuất đẩy nhanh tiến độ đề án thành lập trung tâm kiểm tra chuyên ngành tập trung và địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung để giải phóng hàng hóa nhanh chóng ra khỏi cảng xếp dỡ/trung chuyển, nhằm tăng khả năng tiếp nhận hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu (nêu tại gạch đầu dòng thứ hai, điểm 2.1, trang 2 công văn của Hiệp hội):
Về thành lập trung tâm kiểm tra chuyên ngành tập trung và địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì. Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) sẽ phối hợp, tham gia ý kiến với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo yêu cầu.
Việc thành lập địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung hiện nay đang thực hiện theo Nghị định 67/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
2. Về đề xuất cần sớm nghiên cứu triển khai mô hình khu phi thuế quan tại khu vực cảng Cái Mép (nêu tại gạch đầu dòng thứ năm, điểm 2.1, trang 2 công văn của Hiệp hội)
Việc nghiên cứu triển khai mô hình khu phi thuế quan tại khu vực cảng Cái Mép dựa trên nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, lợi ích mang lại và do chủ đầu tư quyết định phù hợp quy định của pháp luật.
Khu phi thuế quan có nhiều loại hình như: Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan, khu bảo thuế, khu kinh tế thương mại đặc biệt... Tuy nhiên, hiện nay pháp luật về đầu tư chỉ mới có quy định về điều kiện, thủ tục thành lập và thẩm quyền thành lập khu công nghiệp, khu kinh tế... mà chưa có quy định cụ thể đối với khu phi thuế quan chung (ngoại trừ kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, khu chế xuất) như thẩm quyền công nhận, hồ sơ, trình tự thành lập, điều kiện thành lập, thủ tục kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, phương thức quản lý hải quan...Vì vậy, đề nghị Hiệp hội phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nghiên cứu đánh giá toàn diện về đề xuất này để trình cấp có thẩm quyền xem xét.
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
5. Về đề xuất chính sách đặc thù để thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp cảng biển nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đảm bảo nguồn lực để tăng cường đầu tư và tái đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hiện đại hóa hệ thống cảng biển quốc gia, trước mắt ưu đãi kịp thời điều chỉnh giá bốc xếp container cho hàng xuất nhập khẩu tại các cảng biển nước sâu Cái Mép ngang bằng với khu vực (nêu tại gạch đầu dòng thứ hai, điểm 2.3, trang 2 công văn của Hiệp hội)
Khoản 2 và khoản 3 Điều 90 Bộ luật hàng hải Việt Nam (có hiệu lực từ 01/7/2017) quy định: “2. Giá dịch vụ cảng biển bao gồm: a) giá dịch vụ bốc dỡ container; giá dịch vụ hoa tiêu; giá dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo; giá dịch vụ lai dắt; 3. Doanh nghiệp quyết định mức giá dịch vụ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này trong khung giá do Bộ Giao thông vận tải quy định”. Ngày 14/11/2018, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT về khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam, trong đó quy định khung giá dịch vụ bốc dỡ container khu vực Cái Mép-Thị Vải.
Như vậy, Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền quy định khung giá dịch vụ bốc dỡ container nói chung và khu vực Cái Mép-Thị Vải nói riêng. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến góp ý sửa đổi thông tư số 54/2018/TT-BGTVT.
Tải về tại đây:
Công văn 4364/TCHQ-GSQL ngày 10/09/2021
Trả lời về cơ chế đặc thù của cụm cảng Cái Mép-Thị Vải