Trả lời công văn hỏi về chính sách thuế đối với hoạt động sáp nhập, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư số 95/2016/TT-BTC về đăng ký thuế:
+ Tại Điều 16 quy định các trường hợp, thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế:...
+ Tại Điều 17 quy định hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế:...
+ Tại Điều 18 quy định xử lý hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế và trả kết quả.
+ Tại Khoản 3 Điều 22 quy định đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại hoạt động của tổ chức kinh tế:...
- Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế:...
- Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:...
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
Căn cứ quy định trên, do Đơn vị đang có chủ trương sáp nhập với đơn vị khác, Cục thuế Hà Nội hướng dẫn nguyên tắc như sau:
1. Đối với hoạt động sáp nhập tổ chức kinh tế, tổ chức nhận sáp nhập tiếp tục sử dụng mã số thuế cũ, tổ chức bị sáp nhập có trách nhiệm chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo hướng dẫn tại Điều 16, 17, khoản 3 Điều 22 Thông tư 95/2016/TT-BTC nêu trên.
2. Trong thời gian chưa chấm dứt hoạt động, tổ chức bị sáp nhập được tiếp tục sử dụng mã số thuế để giao dịch và thực hiện nghĩa vụ với cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan.
3. Sau khi tổ chức bị sáp nhập chấm dứt hoạt động, đóng mã số thuế phải dừng việc sử dụng các loại hóa đơn đã thông báo phát hành còn chưa sử dụng.
Công văn 68720/CT-TTHT ngày 12/10/2018
Chính sách thuế đối với hoạt động sáp nhập