Mua hàng – Mua hàng
Mua hàng – Mua hànguản lý kế toán cho doanh nghiệp |
I. Giới thiệu: Nội dung tài liệu hỗ trợ hướng dẫn người dùng cách thực hiện nghiệp vụ kế toán về Mua hàng – Mua hàng trên phần mềm iKeToan™, theo những nội dung như sau: 1. Mua hàng theo đơn mua hàng 2. Mua hàng theo lệnh sản xuất 3. Mua hàng theo hợp đồng mua hàng 4. Mua hàng trong nước về nhập kho 5. Mua hàng trong nước không qua kho 6. Mua hàng nhập khẩu nhập kho 7. Mua hàng nhập khẩu không qua kho 8. Mua hàng có phát sinh chi phí mua hàng 9. Mua hàng có chiết khấu thương mại 10. Hàng về trước hoá đơn về sau 11. Hoá đơn về trước hàng về sau 12. Mua dịch vụ 13. Giảm giá hàng đã mua về nhập kho 14. Giảm giá hàng mua về không qua kho 15. Trả lại hàng đã mua về nhập kho 16. Trả lại hàng đã mua về không qua kho
II. Hướng dẫn: 1. Mua hàng theo đơn mua hàng: 1.1 Định khoản: - Trường hợp mua nguyên vật liệu, hàng hóa về cho hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ Nợ TK 152, 156, 611... Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán - Trường hợp mua hàng về không nhập kho mà đưa vào sử dụng ngay Nợ TK 621, 623, 641, 642... Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán 1.2 Mô tả nghiệp vụ: Khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng theo đơn, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau: - Căn cứ vào đề nghị mua hàng đã được phê duyệt, nhân viên mua hàng yêu cầu các nhà cung cấp gửi báo giá. - Căn cứ vào các báo giá, nhân viên mua hàng chọn nhà cung cấp. - Kế toán thẩm định nhà cung cấp, sau đó trình Giám đốc phê duyệt - Nhân viên mua hàng lập và gửi đơn mua hàng tới nhà cung cấp được lựa chọn. - Căn cứ vào đơn mua hàng, nhà cung cấp thực hiện giao hàng. - Nhân viên mua hàng nhận hàng, đồng thời yêu cầu kế toán làm thủ tục nhập kho hoặc đưa vào sử dụng ngay. 1.3 Các bước thực hiện: Lập phiếu nhập kho: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Phiếu nhập” > “Tạo mới” > nhập chi tiết thông tin phiếu nhập (người giao, nhà cung cấp, mã số thuế, địa chỉ, phương thức nhập, lý do nhập, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa nhập kho (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng,...) > “Ghi (F5)”.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, In, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Hóa đơn mua vào, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Khi nhà cung cấp gửi hàng có kèm theo hóa đơn hoặc khi doanh nghiệp nhận được hóa đơn của nhà cung cấp gửi về sau, kế toán khai báo thông tin về hóa đơn mua hàng: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Hóa đơn mua vào” > “Tạo mới” > nhập thông tin hóa đơn mua vào (mẫu số, kí hiệu, nhà cung cấp, mã số thuế, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá,...) > “Lưu”.
Lưu ý: Người dùng có thể lập hóa đơn mua vào bằng cách chọn chứng từ liên kết từ Phiếu nhập đã được lập và ngược lại.
- Định khoản chứng
từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng
> “Ghi (F5)”. - Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Phiếu nhập, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng : (xem Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ Quỹ và Ngân hàng)
2. Mua hàng theo lệnh sản xuất: 2.1 Định khoản: Trường hợp mua nguyên vật liệu về không qua nhập kho mà đưa vào phục vụ luôn cho hoạt động sản xuất Nợ TK 621, 623, 6272... Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán 2.2 Mô tả nghiệp vụ: Khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng theo lệnh sản xuất, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau: - Căn cứ vào lệnh sản xuất đã được phê duyệt, nhân viên mua hàng yêu cầu các nhà cung cấp gửi báo giá. - Căn cứ vào các báo giá, nhân viên mua hàng chọn nhà cung cấp. - Kế toán thẩm định nhà cung cấp, sau đó trình Giám đốc phê duyệt - Nhân viên mua hàng lập và yêu cầu mua hàng tới nhà cung cấp được lựa chọn. - Căn cứ vào yêu cầu, nhà cung cấp thực hiện giao hàng. - Nhân viên mua hàng sau khi nhận hàng, sẽ chuyển thẳng tới các bộ phận sản xuất để phục vụ cho hoạt động sản xuất. 2.3 Các bước thực hiện: Khai báo thông tin hóa đơn mua hàng: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Hóa đơn mua vào” > “Tạo mới” > nhập thông tin hóa đơn mua vào (mẫu số, kí hiệu, nhà cung cấp, mã số thuế, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá,...) > “Lưu”.
Lưu ý: Người dùng có thể lập hóa đơn mua vào bằng cách chọn chứng từ liên kết từ Phiếu nhập đã được lập và ngược lại.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Phiếu nhập, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng : (xem Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ Quỹ và Ngân hàng)
3. Mua hàng theo hợp đồng mua hàng: 3.1 Định khoản: - Trường hợp mua nguyên vật liệu, hàng hóa về cho hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ Nợ TK 152, 156, 611... Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán - Trường hợp mua hàng về không nhập kho mà đưa vào sử dụng ngay Nợ TK 621, 623, 641, 642... Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán 3.2 Mô tả nghiệp vụ: Khi đơn vị phát sinh nghiệp vụ mua hàng theo hợp đồng mua thì quy trình thực hiện như sau: - Bộ phận có nhu cầu làm đề nghị mua hàng gửi trưởng bộ phận, giám đốc phê duyệt đề nghị mua hàng. - Sau khi nhận được đề nghị mua hàng, Nhân viên mua hàng tìm kiếm nhà cung cấp, báo giá và đề xuất lựa chọn nhà cung cấp, trình giám đốc phê duyệt. - Nhân viên mua hàng lập hợp đồng mua hàng, chuyển trưởng bộ phận xem và chuyển kế toán mua hàng kiểm tra, trình giám đốc phê duyệt. - Nhân viên mua hàng chuyển hợp đồng cho nhà cung cấp và hoàn thành các thủ tục ký kết hợp đồng mua hàng với nhà cung cấp. - Nhà cung cấp thực hiện giao hàng theo hợp đồng ký kết, khi hàng về đến kho, nhân viên mua hàng giao cho kế toán hóa đơn chứng từ và đề nghị viết Phiếu nhập kho. - Kế toán kho lập Phiếu nhập kho, chuyển Thủ kho nhập kho và ghi sổ kho. - Kế toán mua hàng hạch toán thuế và kê khai hóa đơn đầu vào. - Trường hợp thanh toán ngay (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) cho nhà cung cấp sau khi nhận được hàng, khi hàng về đến doanh nghiệp nhân viên mua hàng sẽ thực hiện các thủ tục để kế toán thanh toán cho nhà cung cấp. - Trường hợp còn nợ nhà cung cấp, sau khi nhận được chứng từ của nhân viên mua hàng, kế toán mua hàng hạch toán công nợ với nhà cung cấp. 3.3 Các bước thực hiện: Lập phiếu nhập kho: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Phiếu nhập” > “Tạo mới” > nhập chi tiết thông tin phiếu nhập (người giao, nhà cung cấp, mã số thuế, địa chỉ, phương thức nhập, lý do nhập, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa nhập kho (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng,...) > “Ghi (F5)”.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, In, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Hóa đơn mua vào, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Khai báo thông tin hóa đơn mua hàng khi nhận được hóa đơn GTGT từ nhà cung cấp: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Hóa đơn mua vào” > “Tạo mới” > nhập thông tin hóa đơn mua vào (mẫu số, kí hiệu, nhà cung cấp, mã số thuế, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá,...) > “Lưu”.
Lưu ý: Người dùng có thể lập hóa đơn mua vào bằng cách chọn chứng từ liên kết từ Phiếu nhập đã được lập và ngược lại.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Phiếu nhập, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi. Thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng : (xem Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ Quỹ và Ngân hàng)
4. Mua hàng trong nước về nhập kho: 4.1 Định khoản: Nợ TK 152, 156, 611... Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán 4.2 Mô tả nghiệp vụ: Khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng về nhập kho, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau: - Khi hàng về đến kho, nhân viên mua hàng giao cho kế toán hóa đơn chứng từ và đề nghị viết Phiếu nhập kho. - Kế toán kho lập Phiếu nhập kho, sau đó chuyển Kế toán trưởng ký duyệt. - Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho kiểm, nhận hàng và ký vào phiếu nhập kho. - Thủ kho ghi sổ kho, còn kế toán ghi sổ kế toán kho. - Kế toán mua hàng hạch toán thuế và kê khai hóa đơn đầu vào. - Trường hợp nhân viên mua hàng thanh toán ngay (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) cho nhà cung cấp sau khi nhận được hàng, khi về đến doanh nghiệp sẽ thực hiện các thủ tục để thanh toán với Kế toán. - Trường hợp còn nợ nhà cung cấp, sau khi nhận được chứng từ của nhân viên mua hàng, kế toán mua hàng hạch toán công nợ với nhà cung cấp. 4.3 Các bước thực hiện: Lập phiếu nhập kho: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Phiếu nhập” > “Tạo mới” > nhập chi tiết thông tin phiếu nhập (người giao, nhà cung cấp, mã số thuế, địa chỉ, phương thức nhập, lý do nhập, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa nhập kho (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng,...) > “Ghi (F5)”.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, In, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Hóa đơn mua vào, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Khai báo thông tin hóa đơn mua hàng khi nhận được hóa đơn GTGT từ nhà cung cấp: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Hóa đơn mua vào” > “Tạo mới” > nhập thông tin hóa đơn mua vào (mẫu số, kí hiệu, nhà cung cấp, mã số thuế, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá,...) > “Lưu”.
Lưu ý: Người dùng có thể lập hóa đơn mua vào bằng cách chọn chứng từ liên kết từ Phiếu nhập đã được lập và ngược lại.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Phiếu nhập, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng : (xem Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ Quỹ và Ngân hàng) 5. Mua hàng trong nước không qua kho: 5.1 Định khoản: Nợ TK 621, 623, 627, 641... Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán 5.2 Mô tả nghiệp vụ: Khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng không qua kho, thường sẽ phát sinh các hoạt động sau: - Căn cứ vào báo giá, đơn hàng đã được phê duyệt, nhân viên mua hàng yêu cầu các nhà cung cấp gửi báo giá. - Căn cứ vào các báo giá, nhân viên mua hàng chọn nhà cung cấp. - Kế toán thẩm định nhà cung cấp, sau đó trình Giám đốc phê duyệt - Nhân viên mua hàng lập và yêu cầu mua hàng tới nhà cung cấp được lựa chọn. - Căn cứ vào yêu cầu, nhà cung cấp thực hiện giao hàng. - Kế toán mua hàng hạch toán thuế và kê khai hóa đơn đầu vào - Trường hợp nhân viên mua hàng thanh toán ngay (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) cho nhà cung cấp sau khi nhận được hàng, khi về đến doanh nghiệp sẽ thực hiện các thủ tục để thanh toán với Kế toán. - Trường hợp còn nợ nhà cung cấp, sau khi nhận được chứng từ của nhân viên mua hàng, kế toán mua hàng hạch toán công nợ với nhà cung cấp. 5.3 Các bước thực hiện: Khai báo thông tin hóa đơn mua vào: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Hóa đơn mua vào” > “Tạo mới” > nhập thông tin hóa đơn mua vào (mẫu số, kí hiệu, nhà cung cấp, mã số thuế, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá,...) > “Lưu”.
Lưu ý: Người dùng có thể lập hóa đơn mua vào bằng cách chọn chứng từ liên kết từ Phiếu nhập đã được lập và ngược lại.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Phiếu nhập, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng : (xem Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ Quỹ và Ngân hàng)
6. Mua hàng nhập khẩu nhập kho: 6.1 Định khoản: - Trường hợp nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 152, 156, 611... Nguyên vật liệu, hàng hóa (giá có thuế nhập khẩu) Có TK 111, 112, 331 Có TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu) - Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu) - Trường hợp nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, hoặc dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT Nợ TK 152, 156 Nguyên vật liệu, hàng hóa (giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu) Có TK 111, 112, 331 Có TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu) Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (33312) - Nếu nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì số thuế TTĐB phải nộp được phản ánh vào giá gốc nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu Nợ TK 152, 156 Nguyên vật liệu, hàng hóa (giá có thuế TTĐB hàng nhập khẩu) Có TK 331 Phải trả người bán Có TK 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt 6.2 Mô tả nghiệp vụ: Khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu về nhập kho, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau: - Khi hàng về đến cảng, nhân viên mua hàng sẽ lập tờ khai hải quan và xuất trình các giấy tờ liên quan (tờ khai, hợp đồng, vận đơn, hóa đơn vận chuyển...). - Hải quan kiểm hàng hóa và xác định thuế phải nộp. - Nhân viên mua hàng nộp thuế nhập khẩu (trường hợp buộc phải nộp thuế ngay). - Hải quan cho thông quan hàng hóa, nhân viên mua hàng nhận hàng hóa tại cảng và cho vận chuyển hàng về kho của công ty (tự vận chuyển hoặc thuê ngoài). - Khi hàng hóa về đến kho của công ty, nhân viên mua hàng giao toàn bộ hóa đơn, chứng từ cho kế toán mua hàng, đồng thời đề nghị nhập kho hàng hàng hóa. - Kế toán kho lập Phiếu nhập kho. - Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho kiểm, nhận hàng và ký vào phiếu nhập kho. - Thủ kho ghi sổ kho, còn kế toán ghi sổ kế toán kho. - Kế toán mua hàng hạch toán thuế và kê khai hóa đơn đầu vào. - Nếu sau khi nhận hàng phải thanh toán luôn tiền hàng, kế toán sẽ hoàn thành các thủ tục thanh toán cho nhà cung cấp. 6.3 Các bước thực hiện: Lập phiếu nhập kho: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Phiếu nhập” > “Tạo mới” > nhập chi tiết thông tin phiếu nhập (người giao, nhà cung cấp, mã số thuế, địa chỉ, phương thức nhập, lý do nhập, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa nhập kho (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng,...) > “Ghi (F5)”.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, In, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Hóa đơn mua vào, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Khai báo thông tin hóa đơn mua hàng khi nhận được hóa đơn GTGT từ nhà cung cấp: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Hóa đơn mua vào” > “Tạo mới” > nhập thông tin hóa đơn mua vào (mẫu số, kí hiệu, nhà cung cấp, mã số thuế, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá,...) > “Lưu”.
Lưu ý: Người dùng có thể lập hóa đơn mua vào bằng cách chọn chứng từ liên kết từ Phiếu nhập đã được lập và ngược lại.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Phiếu nhập, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng : (xem Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ Quỹ và Ngân hàng)
7. Mua hàng nhập khẩu không qua kho: 7.1 Định khoản: - Trường hợp nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu về sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642... Giá có thuế nhập khẩu Có TK 111, 112, 331 Có TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu - Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu - Trường hợp nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu về (không qua nhập kho) cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642... Giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu Có TK 111, 112, 331 Có TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu) Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (33312) - Nếu nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì số thuế TTĐB phải nộp được phản ánh vào giá gốc nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642... Giá có thuế TTĐB hàng nhập khẩu Có TK 331 Phải trả người bán Có TK 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt 7.2 Mô tả nghiệp vụ: Khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu về đưa vào sử dụng ngay, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau: - Khi hàng về đến cảng, nhân viên mua hàng sẽ lập tờ khai hải quan và xuất trình các giấy tờ liên quan (tờ khai, hợp đồng, vận đơn, hóa đơn vận chuyển...). - Hải quan kiểm hóa và xác định thuế phải nộp. - Nhân viên mua hàng nộp thuế nhập khẩu (trường hợp buộc phải nộp thuế ngay). - Hải quan cho thông quan hàng hóa, nhân viên mua hàng nhận hàng hóa tại cảng và cho vận chuyển hàng về kho của công ty (tự vận chuyển hoặc thuê ngoài). - Khi hàng hóa về đến công ty, nhân viên mua hàng không làm thủ tục nhập kho mà giao trực tiếp đến bộ phận có nhu cầu sử dụng để đưa vào sản xuất. - Nhân viên mua hàng giao toàn bộ hóa đơn, chứng từ cho kế toán mua hàng. - Kế toán mua hàng hạch toán chi phí mua hàng và kê khai thuế phát sinh. - Nếu sau khi nhận hàng phải thanh toán luôn tiền hàng, kế toán sẽ hoàn thành các thủ tục thanh toán cho nhà cung cấp. 7.3 Các bước thực hiện: Khai báo thông tin hóa đơn mua vào: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Hóa đơn mua vào” > “Tạo mới” > nhập thông tin hóa đơn mua vào (mẫu số, kí hiệu, nhà cung cấp, mã số thuế, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá,...) > “Lưu”.
Lưu ý: Người dùng có thể lập hóa đơn mua vào bằng cách chọn chứng từ liên kết từ Phiếu nhập đã được lập và ngược lại.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Phiếu nhập, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng : (xem Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ Quỹ và Ngân hàng)
8. Mua hàng có phát sinh chi phí mua hàng: 8.1 Định khoản: - Mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ Nợ TK 152, 156, 641, 642... Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán - Khi phát sinh chi phí mua hàng Nợ TK 152, 156, 641, 642... Chi phí mua hàng Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán 8.2 Mô tả nghiệp vụ: Khi mua hàng có phát sinh các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa như: bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho đơn vị, các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa... Căn cứ vào các hóa đơn chi phí mua hàng liên quan, kế toán mua hàng sẽ phân bổ chi phí thu mua vào các mặt hàng đã mua theo tiêu thức số lượng hoặc giá trị của hàng hóa. 8.3 Các bước thực hiện: Lập phiếu nhập kho: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Phiếu nhập” > “Tạo mới” > nhập chi tiết thông tin phiếu nhập (người giao, nhà cung cấp, mã số thuế, địa chỉ, phương thức nhập, lý do nhập, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa nhập kho (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng,...) > “Ghi (F5)”.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, In, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Hóa đơn mua vào, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Khai báo thông tin hóa đơn mua hàng khi nhận được hóa đơn GTGT từ nhà cung cấp: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Hóa đơn mua vào” > “Tạo mới” > nhập thông tin hóa đơn mua vào (mẫu số, kí hiệu, nhà cung cấp, mã số thuế, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá,...) > “Lưu”.
Lưu ý: Người dùng có thể lập hóa đơn mua vào bằng cách chọn chứng từ liên kết từ Phiếu nhập đã được lập và ngược lại.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Phiếu nhập, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp hoặc bên vận chuyển bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng : (xem Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ Quỹ và Ngân hàng)
9. Mua hàng có chiết khấu thương mại: 9.1 Định khoản: - Trường hợp chiết khấu thương mại giảm trừ ngay trên hóa đơn mỗi lần mua hàng Nợ TK 152, 156... Giá mua đã trừ chiết khấu thương mại, chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331... Tổng tiền thanh toán - Trường hợp chiết khấu thương mại được ghi giảm trừ vào giá bán trên hóa đơn lần cuối cùng. Nếu hàng hóa mua về vẫn còn tồn trong kho Nợ TK 152, 156... Giá trị hàng mua lần cuối trừ đi toàn bộ chiết khấu thương mại được hưởng Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331... Tổng tiền thanh toán Nếu hàng hóa mua về nhập kho trước đó đã tiêu thụ 1 phần Nợ TK 152, 156... Giá trị hàng mua lần cuối trừ chiết khấu thương mại không bao gồm phần hàng được tiêu thụ Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 632 Giá trị chiết khấu thương mại tương ứng với hàng hóa đã tiêu thụ Có TK 111, 112, 331... Tổng tiền thanh toán 9.2 Mô tả nghiệp vụ: Khi ký hợp đồng hoặc đơn đặt hàng giữa đơn vị và nhà cung cấp thỏa thuận nếu mua hàng với số lượng lớn đơn vị sẽ được hưởng chiết khấu thương mại theo tỷ lệ % hoặc số tiền. Khi đó, quy trình mua hàng thực hiện như sau: - Bộ phận/nhân viên có nhu cầu làm đề nghị mua hàng gửi trưởng bộ phận/Giám đốc phê duyệt. - Nhân viên mua hàng tổng hợp các đề nghị mua hàng, tìm kiếm và đề xuất nhà cung cấp, trình giám đốc phê duyệt. - Nhân viên mua hàng thỏa thuận số lượng, giá cả, chiết khấu được hưởng trong trường hợp mua nhiều và lập đơn mua hàng. - Nhà cung cấp thực hiện giao hàng, khi hàng về đến kho, nhân viên mua hàng giao cho kế toán hóa đơn chứng từ và đề nghị viết Phiếu nhập kho. - Kế toán kho lập Phiếu nhập kho, sau đó chuyển Kế toán trưởng ký duyệt. - Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho kiểm, nhận hàng và ký vào phiếu nhập kho. - Thủ kho ghi sổ kho, còn kế toán ghi sổ kế toán kho. - Kế toán mua hàng hạch toán thuế và kê khai hóa đơn đầu vào. Đồng thời hạch toán chiết khấu thương mại trên hóa đơn. - Trường hợp nhân viên mua hàng thanh toán ngay (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) cho nhà cung cấp sau khi nhận được hàng, khi về đến doanh nghiệp sẽ thực hiện các thủ tục để thanh toán với Kế toán. - Trường hợp chưa thanh toán tiền hàng thì kế toán ghi nhận công nợ phải trả nhà cung cấp. 9.3 Các bước thực hiện: Lập phiếu nhập kho: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Phiếu nhập” > “Tạo mới” > nhập chi tiết thông tin phiếu nhập (người giao, nhà cung cấp, mã số thuế, địa chỉ, phương thức nhập, lý do nhập, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa nhập kho (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng,...) > “Ghi (F5)”.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, In, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Hóa đơn mua vào, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Khai báo thông tin hóa đơn mua hàng khi nhận được hóa đơn GTGT từ nhà cung cấp: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Hóa đơn mua vào” > “Tạo mới” > nhập thông tin hóa đơn mua vào (mẫu số, kí hiệu, nhà cung cấp, mã số thuế, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá,...) > “Lưu”.
Lưu ý: Người dùng có thể lập hóa đơn mua vào bằng cách chọn chứng từ liên kết từ Phiếu nhập đã được lập và ngược lại.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Phiếu nhập, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng: (xem Tài liệu
hướng dẫn nghiệp vụ Quỹ và Ngân hàng) 10. Hàng về trước hoá đơn về sau: 10.1 Định khoản: - Khi hàng về mà chưa có hóa đơn GTGT: Nợ TK 152, 156... Tiền hàng chưa có thuế GTGT Có TK 111, 112, 331... - Sau khi nhận được hóa đơn GTGT: Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (Số tiền thuế GTGT) Có TK 111, 112, 331... 10.2 Mô tả nghiệp vụ: Khi mua hàng về mà chưa nhận được hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, kế toán vẫn làm thủ tục nhập kho bình thường nhưng không hạch toán và kê khai thuế GTGT đầu vào. Khi nào nhận được hóa đơn sẽ hạch toán bổ sung phần thuế GTGT của hóa đơn mua hàng. 10.3 Các bước thực hiện: Khi nhận được hàng, lập phiếu nhập kho: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Phiếu nhập” > “Tạo mới” > nhập chi tiết thông tin phiếu nhập (người giao, nhà cung cấp, mã số thuế, địa chỉ, phương thức nhập, lý do nhập, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa nhập kho (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng,...) > “Ghi (F5)”.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, In, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Hóa đơn mua vào, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Khai báo thông tin hóa đơn mua hàng khi nhận được hóa đơn GTGT từ nhà cung cấp: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Hóa đơn mua vào” > “Tạo mới” > nhập thông tin hóa đơn mua vào (mẫu số, kí hiệu, nhà cung cấp, mã số thuế, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá,...) > “Lưu”.
Lưu ý: Người dùng có thể lập hóa đơn mua vào bằng cách chọn chứng từ liên kết từ Phiếu nhập đã được lập và ngược lại.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Phiếu nhập, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng : (xem Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ Quỹ và Ngân hàng)
11. Hoá đơn về trước hàng về sau: 11.1 Định khoản: - Khi nhận được hóa đơn mà hàng chưa về Nợ TK 151 Hàng mua đang đi đường Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán - Sau khi hàng về Nợ TK 152, 156... Có TK 151 Hàng mua đang đi đường 11.2 Mô tả nghiệp vụ: Trường hợp cuối kỳ kế toán, công ty đã nhận được hóa đơn của nhà cung cấp nhưng hàng chưa về nhập kho, khi đó căn cứ vào hóa chứng từ kế toán sẽ ghi nhận hàng mua đang đi đường. Sang tháng sau, khi hàng về nhập kho, kế toán làm thủ tục nhập kho và ghi sổ kế toán. 11.3 Các bước thực hiện: Nhận được hóa đơn của nhà cung cấp, kê khai hóa đơn đầu vào: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Hóa đơn mua vào” > “Tạo mới” > nhập thông tin hóa đơn mua vào (mẫu số, kí hiệu, nhà cung cấp, mã số thuế, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá,...) > “Lưu”.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Phiếu nhập, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Khi nhận được hàng, lập phiếu nhập kho: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Phiếu nhập” > “Tạo mới” > nhập chi tiết thông tin phiếu nhập (người giao, nhà cung cấp, mã số thuế, địa chỉ, phương thức nhập, lý do nhập, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa nhập kho (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng,...) > “Ghi (F5)”.
Lưu ý: Người dùng có thể tạo phiếu nhập bằng cách chọn chứng từ liên kết từ Hóa đơn mua vào đã được lập và ngược lại. - Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, In, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Hóa đơn mua vào, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng : (xem Tài liệu
hướng dẫn nghiệp vụ Quỹ và Ngân hàng) 12. Mua dịch vụ: 12.1 Định khoản: Nợ TK 156, 641, 642... Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán 12.2 Mô tả nghiệp vụ: Khi phát sinh nhu cầu sử dụng dịch vụ thì thông thường quy trình thực hiện tại đơn vị như sau: - Bộ phận có nhu cầu/Bộ phận hành chính đề nghị mua dịch vụ, trình Giám đốc duyệt. - Sau khi Giám đốc duyệt, nhân viên mua hàng sẽ đề xuất lựa chọn nhà cung cấp (trường hợp chưa có nhà cung cấp tin cậy) trình Giám đốc duyệt. - Nhân viên mua hàng thỏa thuận với nhà cung cấp về việc cung ứng dịch vụ và giá cả. - Nhân viên mua hàng làm hợp đồng hoặc đơn mua hàng, gửi Giám đốc duyệt và chuyển cho nhà cung cấp. - Nhà cung cấp thực hiện cung ứng dịch vụ. - Nhân viên mua hàng, bộ phận sử dụng xác nhận dịch vụ cung ứng hoàn thành. - Nhà cung cấp xuất hóa đơn và chuyển cho kế toán. - Kế toán ghi nhận chi phí dịch vụ, kê khai hóa đơn và hoàn thiện thủ tục thanh toán với nhà cung cấp (Trường hợp chưa thanh toán thì ghi nhận và theo dõi công nợ). 12.3 Các bước thực hiện: Nhận được hóa đơn của nhà cung cấp, kê khai hóa đơn đầu vào: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Hóa đơn mua vào” > “Tạo mới” > nhập thông tin hóa đơn mua vào (mẫu số, kí hiệu, nhà cung cấp, mã số thuế, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá,...) > “Lưu”.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Phiếu nhập, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Thanh toán cho nhà cung cấp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng : (xem Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ Quỹ và Ngân hàng)
13. Giảm giá hàng đã mua về nhập kho: 13.1 Định khoản: Nợ TK 111, 112, 331... Số tiền giảm giá hàng mua Có TK 156 Có TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) 13.2 Mô tả nghiệp vụ: Khi hàng mua về nhập kho, phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất như đã thỏa thuận ban đầu, thông thường sẽ có các hoạt động sau: - Công ty và nhà cung cấp sẽ thỏa thuận với nhau và lập biên bản về việc giảm giá hàng mua. - Nhân viên mua hàng nhận lại hóa đơn giảm giá hàng mua từ nhà cung cấp và chuyển cho kế toán mua hàng - Kế toán mua hàng hạch toán khoản giảm giá hàng mua và ghi sổ kế toán 13.3 Các bước thực hiện: Nhận được hóa đơn giảm giá hàng mua từ nhà cung cấp: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Hóa đơn mua vào” > “Tạo mới” > nhập thông tin hóa đơn mua vào (mẫu số, kí hiệu, nhà cung cấp, mã số thuế, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá,...) > “Lưu”.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Phiếu nhập, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Nếu không giảm trừ công nợ, doanh nghiệp thu tiền mặt hoặc thu tiền gửi từ nhà cung cấp : (xem Tài liệu
hướng dẫn nghiệp vụ Quỹ và Ngân hàng) 14. Giảm giá hàng mua về không qua kho: 14.1 Định khoản: Nợ TK 111, 112, 331... Số tiền giảm giá hàng mua Có TK 621, 623, 627, 641... Có TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) 14.2 Mô tả nghiệp vụ: Khi hàng mua về được đưa vào sản xuất hoặc sử dụng ngay, phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất như đã thỏa thuận ban đầu, thông thường sẽ có các hoạt động sau: - Công ty và nhà cung cấp sẽ thỏa thuận với nhau và lập biên bản về việc giảm giá hàng mua. - Nhân viên mua hàng nhận lại hóa đơn giảm giá hàng mua từ nhà cung cấp và chuyển cho kế toán mua hàng - Kế toán mua hàng hạch toán khoản giảm giá hàng mua và ghi sổ kế toán 14.3 Các bước thực hiện: Nhận được hóa đơn giảm giá hàng mua từ nhà cung cấp: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu vào”.
- Bảng Quản lý mua vào: “Hóa đơn mua vào” > “Tạo mới” > nhập thông tin hóa đơn mua vào (mẫu số, kí hiệu, nhà cung cấp, mã số thuế, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá,...) > “Lưu”.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Phiếu nhập, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi.
Nếu không giảm trừ công nợ, doanh nghiệp thu tiền mặt hoặc thu tiền gửi từ nhà cung cấp : (xem Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ Quỹ và Ngân hàng)
15. Trả lại hàng đã mua về nhập kho: 15.1 Định khoản: Nợ TK 111, 112, 331... Số tiền hàng mua bị trả lại Có TK 156 Có TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) 15.2 Mô tả nghiệp vụ: Khi hàng mua về nhập kho, phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất như đã thỏa thuận ban đầu, thông thường sẽ có các hoạt động sau: - Công ty và nhà cung cấp sẽ thỏa thuận với nhau và lập biên bản về việc trả lại hàng. - Nhân viên mua hàng đề nghị xuất kho để trả lại hàng. - Kế toán kho lập Phiếu xuất kho, sau đó chuyển Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt. - Kế toán bán hàng lập hoá đơn GTGT cho hàng mua bị trả lại. - Thủ kho xuất kho hàng hóa và ghi Thẻ kho. - Nhân viên mua hàng yêu cầu kế toán bán hàng xuất hóa đơn cho số lượng hàng mua bị trả lại - Nhân viên mua hàng giao lại hàng cùng hóa hàng trả lại cho nhà cung cấp. - Kế toán hạch toán ghi giảm công nợ và hàng tồn kho Lập phiếu xuất kho: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu ra”.
- Bảng Quản lý bán ra: “Phiếu xuất” > “Tạo mới” > nhập chi tiết thông tin phiếu xuất (người nhận, mã số thuế, địa chỉ, phương thức xuất, lý do xuất,...) > nhập thông tin hàng hóa xuất kho (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng,...) > “Ghi (F5)”.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, In, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Hóa đơn đầu ra, Phiếu thu, Giấy báo có.
Lập hóa đơn GTGT: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu ra”.
- Bảng Quản lý bán ra: “Hóa đơn bán ra” > “Tạo mới” > nhập thông tin hóa đơn bán ra (mẫu số, kí hiệu, khách hàng, mã số thuế, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá,...) > “Lưu”.
Lưu ý: Người dùng có thể tạo hóa đơn bán ra bằng cách chọn chứng từ liên kết từ Phiếu xuất đã được lập và ngược lại.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Phiếu xuất, Phiếu thu, Giấy báo có
Trường hợp chọn phương thức giảm trừ là Thu tiền mặt hoặc Thu tiền gửi: (xem tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ Quỹ và Ngân hàng)
16. Trả lại hàng đã mua về không qua kho: 16.1 Định khoản: Nợ TK 111, 112, 331... Số tiền hàng mua bị trả lại Có TK 621, 623, 627, 641... Có TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) 16.2 Mô tả nghiệp vụ: Khi hàng mua về được đưa vào sản xuất hoặc sử dụng ngay, phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất như đã thỏa thuận ban đầu, thông thường sẽ có các hoạt động sau: - Công ty và nhà cung cấp sẽ thỏa thuận với nhau và lập biên bản về việc trả lại hàng. - Nhân viên mua hàng làm thủ tục để xuất lại hàng bị trả. - Nhân viên mua hàng yêu cầu kế toán bán hàng xuất hóa đơn cho số lượng hàng mua bị trả lại - Nhân viên mua hàng giao lại hàng cùng hóa đơn hàng trả lại cho nhà cung cấp. - Kế toán hạch toán ghi giảm công nợ và hàng tồn kho 16.3 Các bước thực hiện: Lập hóa đơn GTGT: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu ra”.
- Bảng Quản lý bán ra: “Hóa đơn bán ra” > “Tạo mới” > nhập thông tin hóa đơn bán ra (mẫu số, kí hiệu, khách hàng, mã số thuế, hình thức thanh toán,...) > nhập thông tin hàng hóa (mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá,...) > “Lưu”.
Lưu ý: Người dùng có thể tạo hóa đơn bán ra bằng cách chọn chứng từ liên kết từ Phiếu xuất đã được lập và ngược lại.
- Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > nhập thông tin và hạch toán nghiệp vụ tương ứng > “Ghi (F5)”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đến các chứng từ liên kết: Phiếu xuất, Phiếu thu, Giấy báo có
Trường hợp chọn phương thức giảm trừ là Thu tiền mặt hoặc Thu tiền gửi: (xem tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ Quỹ và Ngân hàng)
|
Copyright © TS24 Corp. All Rights Reserved. |