Ngân hàng – Thu tiền gửi
Ngân hàng – Thu tiền gửiQuản lý kế toán cho doanh nghiệp |
I. Giới thiệu: Nội dung tài liệu hỗ trợ hướng dẫn người dùng cách thực hiện một số nghiệp vụ kế toán về Ngân hàng - Thu tiền gửi trên phần mềm iKeToan™, theo những nội dung như sau: 1. Khách hàng ứng trước tiền mua hàng bằng tiền gửi ngân hàng 2. Khách hàng trả nợ bằng TGNH 3. Thu tiền trả nợ của nhiều khách hàng bằng tiền gửi ngân hàng 4. Hoàn thuế GTGT bằng tiền gửi ngân hàng 5. Thu hoàn ứng bằng TGNH sau khi quyết toán tạm ứng 6. Nhận tiền vay bằng tiền gửi ngân hàng 7. Thu lãi đầu tư tài chính 8. Thu khác bằng tiền gửi ngân hàng
II. Hướng dẫn: 1. Khách hàng ứng trước tiền mua hàng bằng tiền gửi ngân hàng: 1.1 Định khoản: Nợ TK 112 Tiền gửi ngân hàng Có TK 131 Phải thu của khách hàng 1.2 Mô tả nghiệp vụ: Căn cứ vào hợp đồng bán hàng, khi khách hàng ứng trước tiền mua hàng bằng tiền gửi ngân hàng thường phát sinh các hoạt động sau: - Ngân hàng sẽ căn cứ vào số tiền mua hàng ứng trước được khách hàng chuyển khoản, lập giấy báo Có để xác nhận tiền đã về tài khoản của công ty. - Hàng ngày kế toán thanh toán sẽ ra ngân hàng để lấy sổ phụ ngân hàng (bảng sao kê các giao dịch, giấy báo Nợ, giấy báo Có). - Căn cứ vào giấy báo Có, kế toán thanh toán hạch toán ghi nhận công nợ của khách hàng, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng. 1.3 Các bước thực hiện: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu ra”. - Bảng Quản lý bán ra: “Giấy báo Có” > “Tạo mới” > nhập chi tiết thông tin giấy báo có (thông tin chứng từ, bên chi, bên nhận, ngân hàng, số tiền, loại tiền, diễn giải...) > “Lưu”. - Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > chọn tài khoản Nợ/Có tương ứng > “Ghi (F5)”.
2.1 Định khoản: Nợ TK 112 Tiền gửi ngân hàng Có TK 131 Phải thu của khách hàng 2.2 Mô tả nghiệp vụ: Khi khách hàng chuyển khoản hoặc mang tiền nộp vào tài khoản ngân hàng của công ty để trả nợ tiền hàng, thường phát sinh các hoạt động sau: - Ngân hàng sẽ căn cứ vào số tiền chuyển khoản của khách hàng, lập giấy báo Có để xác nhận tiền đã về tài khoản của công ty. - Hàng ngày kế toán thanh toán sẽ ra ngân hàng để lấy sổ phụ ngân hàng (bảng sao kê các giao dịch, giấy báo Nợ, giấy báo Có). - Căn cứ vào giấy báo Có, kế toán thanh toán hạch toán ghi giảm công nợ cho khách hàng, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng => Nếu thanh toán trong thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán, khách hàng chỉ cần trả số tiền sau khi đã trừ đi chiết khấu. Khi đó kế toán thanh toán hạch toán bổ sung thêm bút toán chiết khấu thanh toán: Nợ TK 635/Có TK 131. 2.3 Các bước thực hiện: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu ra”. - Bảng Quản lý bán ra: “Giấy báo Có” > “Tạo mới” > nhập chi tiết thông tin giấy báo có (thông tin chứng từ, bên chi, bên nhận, ngân hàng, số tiền, loại tiền, diễn giải...) > “Lưu”. - Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > chọn tài khoản Nợ/Có tương ứng > “Ghi (F5)”.
3.1 Định khoản: Nợ TK 112 Tiền gửi ngân hàng Có TK 131 Phải thu của khách hàng 3.2 Mô tả nghiệp vụ: Khi nhiều khách hàng chuyển khoản hoặc mang tiền nộp vào tài khoản ngân hàng của công ty để trả nợ tiền hàng, thường phát sinh các hoạt động sau: - Ngân hàng sẽ căn cứ vào số tiền chuyển khoản của khách hàng, lập giấy báo Có để xác nhận tiền đã về tài khoản của công ty. - Hàng ngày kế toán thanh toán sẽ ra ngân hàng để lấy sổ phụ ngân hàng (bảng sao kê các giao dịch, giấy báo Nợ, giấy báo Có). - Căn cứ vào giấy báo Có, kế toán thanh toán hạch toán ghi giảm công nợ cho khách hàng, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng => Nếu thanh toán trong thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán, khách hàng chỉ cần trả số tiền sau khi đã trừ đi chiết khấu. Khi đó kế toán thanh toán hạch toán bổ sung thêm bút toán chiết khấu thanh toán: Nợ TK 635/Có TK 131. 3.3 Các bước thực hiện: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu ra”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, In, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng.
4.1 Định khoản: Nợ TK 1121 Tiền gửi ngân hàng Có TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ 4.2 Mô tả nghiệp vụ: Trường hợp công ty đủ điều kiện xin xét hoàn thuế GTGT, sẽ phát sinh các hoạt động sau: - Lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế và gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp - Nếu hồ sơ được phê duyệt, cơ quan thuế sẽ gửi quyết định hoàn thuế cho công ty và kho bạc Nhà nước đồng cấp. - Kho bạc thực hiện chuyển khoản tiền hoàn thuế vào tài khoản ngân hàng của công ty. - Ngân hàng sẽ căn cứ vào số tiền chuyển khoản từ kho bạc, lập giấy báo Có để xác nhận tiền đã về tài khoản của công ty. - Hàng ngày kế toán thanh toán sẽ ra ngân hàng để lấy sổ phụ ngân hàng (bảng sao kê các giao dịch, giấy báo Nợ, giấy báo Có). - Căn cứ vào giấy báo Có, kế toán thanh toán hạch toán ghi nhận số tiền thuế GTGT được hoàn, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng. 4.3 Các bước thực hiện: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu ra”. - Bảng Quản lý bán ra: “Giấy báo Có” > “Tạo mới” > nhập chi tiết thông tin giấy báo có (thông tin chứng từ, bên chi, bên nhận, ngân hàng, số tiền, loại tiền, diễn giải...) > “Lưu”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, In, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng. 5. Thu hoàn ứng bằng tiền gửi ngân hàng sau khi quyết toán tạm ứng nhân viên: 5.1 Định khoản: Nợ TK 112 Tiền gửi ngân hàng Có TK 141 Tạm ứng 5.2 Mô tả nghiệp vụ: Sau khi đã chuẩn bị đủ các chứng từ, hoá đơn, nhân viên thực hiện các thủ tục quyết toán tạm ứng, khi đó bộ phận kế toán thường phát sinh các hoạt động sau: - Kế toán thanh toán kiểm tra và xác nhận các khoản chi tiêu theo đúng mục đích và quy định của công ty. - Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt quyết toán tạm ứng - Căn cứ các hóa đơn, chứng từ, nếu số tiền tạm ứng lớn hơn số tiền đã chi, nhân viên sẽ mang tiền ra ngân hàng để nộp vào tài khoản của công ty. - Ngân hàng sẽ căn cứ vào số tiền nộp của nhân viên, lập giấy báo Có để xác nhận tiền đã về tài khoản của công ty. - Hàng ngày kế toán thanh toán sẽ ra ngân hàng để lấy sổ phụ ngân hàng (bảng sao kê các giao dịch, giấy báo Nợ, giấy báo Có). - Căn cứ vào giấy báo Có, kế toán thanh toán hạch toán ghi giảm công nợ của nhân viên, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng. 5.3 Các bước thực hiện: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu ra”. - Bảng Quản lý bán ra: “Giấy báo Có” > “Tạo mới” > nhập chi tiết thông tin giấy báo có (thông tin chứng từ, bên chi, bên nhận, ngân hàng, số tiền, loại tiền, diễn giải...) > “Lưu”.
6.1 Định khoản: Nợ TK 112 Tiền gửi ngân hàng Có TK 341 Vay và nợ thuê tài chính 6.2 Mô tả nghiệp vụ: Khi phát sinh các nghiệp vụ nhận tiền vay thông qua tài khoản ngân hàng, thường phát sinh các hoạt động sau: - Ngân hàng sẽ căn cứ vào số tiền vay được chuyển khoản vào tài khoản của công ty để lập giấy báo Có xác nhận tiền đã về tài khoản. - Hàng ngày kế toán thanh toán sẽ ra ngân hàng để lấy sổ phụ ngân hàng (bảng sao kê các giao dịch, giấy báo Nợ, giấy báo Có). - Căn cứ vào giấy báo Có, kế toán thanh toán hạch toán ghi nhận khoản vay vào sổ kế toán, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng. 6.3 Các bước thực hiện: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu ra”.
- Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, In, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng. 7. Thu lãi đầu tư tài chính: 7.1 Định khoản Nợ TK 112 Tiền gửi ngân hàng Có TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính 7.2 Mô tả nghiệp vụ: Khi phát sinh các nghiệp vụ thu lãi từ hoạt động đầu tư tài chính thông qua tài khoản ngân hàng, thường phát sinh các hoạt động sau: - Ngân hàng sẽ căn cứ vào số tiền lãi được chuyển khoản vào tài khoản của công ty để lập giấy báo Có xác nhận tiền đã về tài khoản. - Hàng ngày kế toán thanh toán sẽ ra ngân hàng để lấy sổ phụ ngân hàng (bảng sao kê các giao dịch, giấy báo Nợ, giấy báo Có). - Căn cứ vào giấy báo Có, kế toán thanh toán hạch toán ghi nhận tiền lãi từ hoạt động đầu tư tài chính vào sổ kế toán, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng. 7.3 Các bước thực hiện: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu ra”. - Bảng Quản lý bán ra: “Giấy báo Có” > “Tạo mới” > nhập chi tiết thông tin giấy báo có (thông tin chứng từ, bên chi, bên nhận, ngân hàng, số tiền, loại tiền, diễn giải...) > “Lưu”. - Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > chọn tài khoản Nợ/Có tương ứng > “Ghi (F5)”. - Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, In, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng. 8. Thu khác bằng tiền gửi ngân hàng: 8.1 Định khoản: Nợ TK 112 Tiền gửi ngân hàng Có TK 136 Phải thu nội bộ Có TK 138 Phải thu khác Có TK 244 Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược Có TK 1386 Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược Có TK 228 Đầu tư khác (TT200) Có TK 228 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (TT133) Có TK 338 Phải trả, phải nộp khác Có TK 411 Vốn đầu tư của chủ sở hữu Có TK 711 Thu nhập khác Có TK ... 8.2 Mô tả nghiệp vụ: Khi phát sinh các nghiệp vụ thu khác bằng tiền gửi ngân hàng, thường phát sinh các hoạt động sau: - Ngân hàng sẽ căn cứ vào số tiền được nộp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của công ty để lập giấy báo Có xác nhận tiền đã về tài khoản. - Hàng ngày kế toán thanh toán sẽ ra ngân hàng để lấy sổ phụ ngân hàng (bảng sao kê các giao dịch, giấy báo Nợ, giấy báo Có). - Căn cứ vào giấy báo Có, kế toán thanh toán hạch toán, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng. 8.3 Các bước thực hiện: - Trên thanh tiêu đề, nhấn chọn “Chứng từ” > “Hóa đơn đầu ra”. - Bảng Quản lý bán ra: “Giấy báo Có” > “Tạo mới” > nhập chi tiết thông tin giấy báo có (thông tin chứng từ, bên chi, bên nhận, ngân hàng, số tiền, loại tiền, diễn giải...) > “Lưu”. - Định khoản chứng từ: nhấn chọn “Định khoản” > chọn tài khoản Nợ/Có tương ứng > “Ghi (F5)”. - Người dùng tùy chọn “Thao tác” > “Sửa, Xóa, In, Định khoản,..” theo nhu cầu sử dụng. |
Copyright © TS24 Corp. All Rights Reserved. |