KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THÔNG TIN, TRUYỀN THÔNG NĂM 2020
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Kịp thời tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), góp phần nâng cao của các cấp, các ngành, người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động (NLĐ) và mỗi người dân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.
- Phát huy kết quả hoạt động của Ngành sau 25 năm xây dựng và trưởng thành, cổ vũ động viên các tập thể, cá nhân trong toàn hệ thống tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào thi đua, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2020; Thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 tại Hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH, Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền bảo hiểm xã hội theo Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 21/111/2019 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra.
2. Yêu cầu
- Công tác thông tin, truyền thông năm 2020 cần bám sát nhiệm vụ chính trị của Ngành, cụ thể hóa thành các hoạt động truyền thông phù hợp với đặc thù địa phương; phải tạo sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện từ Trung ương đến địa phương, giữa cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền trong toàn hệ thống của Ngành BHXH.
- Công tác thông tin, truyền thông phải được tiến hành chủ động, thường xuyên, liên tục, đồng bộ ở các cấp; đổi mới về hình thức, phong phú về nội dung, đa dạng về loại hình, phù hợp với đặc điểm đối tượng, văn hóa vùng miền, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
- Huy động được sức mạnh của toàn xã hội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác thông tin, truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, trách nhiệm quyền lợi và ý nghĩa nhân đạo, nhân văn sâu sắc của chính sách BHXH, BHYT, BHTN trong hệ thống an sinh xã hội.
II. ĐỐI TƯỢNG THÔNG TIN, TRUYỀN THÔNG
1. Lãnh đạo các cơ quan, các tổ chức từ Trung ương đến địa phương; đội ngũ những nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, pháp luật BHXH, BHYT.
2. Người SDLĐ, NLĐ ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội; các doanh nghiệp, các hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế.
3. Các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
4. Học sinh, sinh viên (HSSV), chú trọng khối các trường đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp và dạy nghề.
5. Đội ngũ công chức, viên chức, NLĐ trong toàn hệ thống BHXH; Các cộng tác viên tuyên truyền, nhân viên đại lý thu BHXH, BHYT trên toàn quốc.
6. Cơ sở khám chữa bệnh (KCB) ký hợp đồng KCB BHYT;...
III. NỘI DUNG THÔNG TIN, TRUYỀN THÔNG:
IV. HÌNH THỨC THÔNG TIN, TRUYỀN THÔNG:....
V. KINH PHÍ:...
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:....
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
Tải về tại đây:
Công văn 4866/KH-BHXH ngày 26/12/2019
Công tác thông tin, truyền thông năm 2020