Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Quy định định dạng thông điệp dữ liệu trao đổi giữa Tổng cục Hải quan và doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng trong hệ thống hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua hàng ở Việt Nam và mang theo khi xuất cảnh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2377/QĐ-TCHQ ngày 24/07/2017 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy định định dạng thông điệp dữ liệu trao đổi giữa Tổng cục Hải quan và Ngân hàng thương mại trong hệ thống hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua hàng ở Việt Nam và mang theo khi xuất cảnh.
Điều 3. Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi thực hiện việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
--------------------------------------------
QUY ĐỊNH
ĐỊNH DẠNG THÔNG ĐIỆP DỮ LIỆU TRAO ĐỔI GIỮA TỔNG CỤC HẢI QUAN VÀ DOANH NGHIỆP BÁN HÀNG HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG HỆ THỐNG HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI MUA HÀNG Ở VIỆT NAM VÀ MANG THEO KHI XUẤT CẢNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3153/QĐ-TCHQ ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về định dạng thông điệp dữ trao đổi giữa Tổng cục Hải quan và doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng trong hệ thống hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua hàng ở Việt Nam và mang theo khi xuất cảnh sau đây gọi là hệ thống VAT-RS)
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Định dạng thông điệp dữ liệu quy định tại quyết định này áp dụng thống nhất với hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng kết nối, trao đổi thông tin với hệ thống VAT-RS.
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
Điều 4. Các chức năng của hệ thống
Hệ thống VAT - RS bao gồm các phân hệ sau:
1. Phân hệ doanh nghiệp bán hàng: Dùng cho các doanh nghiệp bán hàng kê khai hóa đơn đã xuất cho khách hàng có nhu cầu hoàn VAT.
2. Phân hệ Hải quan: Dùng cho cán bộ Hải quan cửa khẩu có nhiệm vụ xác nhận hoàn thuế cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
3. Phân hệ trao đổi thông tin với Ngân hàng: Có nhiệm vụ trao đổi thông tin về hóa đơn đã xác nhận hoàn thuế, hóa đơn đã hoàn thuế, tiếp nhận thông tin hiệu chỉnh hóa đơn, tra cứu tổng hợp số liệu.
4. Phân hệ trao đổi thông tin với Tổng cục Thuế: Có nhiệm vụ trao đổi thông tin doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài, Quyết định thanh toán cho Ngân hàng thương mại, số tiền thuế người nước ngoài được hoàn.
Điều 5. Quy trình trao đổi dữ liệu trên hệ thống VAT-RS
Hệ thống VAT-RS được xây dựng theo mô hình tập trung, được triển khai tập trung tại trung tâm dữ liệu công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan. Quy trình thực hiện cập nhật, tra cứu dữ liệu như sau:
- Bước 1: Sau khi doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế VAT, Tổng cục thuế gửi thông tin của doanh nghiệp cho Tổng cục Hải quan bao gồm: tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại, email, chữ ký số,..
- Bước 2: Tổng cục Hải quan cấp tài khoản cho DN gửi qua địa chỉ email mà DN đã đăng ký;
- Bước 3: DN truy cập vào cổng dịch vụ công của cơ quan hải quan để đăng ký chữ ký số điện tử (trong trường hợp DN chưa đăng ký chữ ký số điện tử với Tổng cục Thuế);
- Bước 4: Khi khách hàng đến cửa hàng mua hàng hoàn thuế, DN có thể lựa chọn hai phương án để cập nhập hóa đơn:
+ Phương án 1: DN truy cập vào phân hệ doanh nghiệp của hệ thống VAT- RS của cơ quan hải quan qua ứng dụng web (bằng tài khoản đã được cấp) để cập nhật thông tin hóa đơn kiêm tờ khai hoàn VAT vào hệ thống VAT-RS (trường hợp có sai sót, thực hiện sửa, xóa thông tin qua chức năng của hệ thống);
+ Phương án 2: DN cập nhật trực tiếp hóa đơn trên hệ thống của DN. Sau đó truyền thông tin hóa đơn vào hệ thống VAT-RS (thông quan webservice của TCHQ) theo định dạng chuẩn thông điệp được ban hành. Trường hợp có sai sót, thực hiện gửi thông tin đề nghị điều chỉnh tới TCHQ qua hệ thống VAT-RS.
- Bước 5: Khi khách hàng mua hàng hoàn thuế thực hiện việc hoàn thuế tại cơ quan hải quan, cán bộ Hải quan truy cập vào phân hệ hải quan của hệ thống VAT-RS qua ứng dụng web tìm hóa đơn, xác nhận thông tin hàng xuất cảnh trên hệ thống VAT-RS.
- Bước 6: Khi khách hàng mua hàng hoàn thuế thực hiện việc hoàn thuế tại ngân hàng: Ngân hàng kiểm tra thẻ lên tàu bay/tàu biển; hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế; tra cứu trên hệ thống VAT-RS thông tin hóa đơn đã được cán bộ hải quan xác nhận hoàn thuế. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, ngân hàng từ chối hoàn thuế hoặc đồng ý trả tiền hoàn thuế cho người nước ngoài và gửi thông tin tới TCHQ qua hệ thống VAT-RS (thông qua webservice của TCHQ); Trường hợp có sai sót, thực hiện gửi thông tin đề nghị điều chỉnh tới TCHQ qua hệ thống VAT-RS.
- Bước 7: Định kỳ ngân hàng gửi thông tin yêu cầu đối chiếu kết quả hoàn thuế với cơ quan Hải quan (thông qua webservice của TCHQ). Hệ thống VAT- RS sẽ kiểm tra và trả về kết quả đối chiếu giao dịch theo yêu cầu.
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
Tải về tại đây:
Quyết định 3153/QĐ-TCHQ ngày 13/11/2020
Định dạng thông điệp dữ liệu trao đổi giữa TCHQ và Doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT trong hệ thống hoàn thuế GTGT