Tổng cục Thuế nhận được công văn về việc hướng dẫn chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền ăn giữa ca cho người lao động. Vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Tại điểm g, khoản 2, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Các khoản thu nhập chịu thuế:...
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
- Tại khoản 4, Điều 22 Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/09/2016 của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội hướng dẫn:
“Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.”
Căn cứ các hướng dẫn nêu trên khi người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn và không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân theo quy định hiện hành.
Trường hợp doanh nghiệp vừa vừa tổ chức bữa ăn giữa ca dưới hình thức trực tiếp nấu ăn vừa chi bằng tiền mặt cho cá nhân, người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đề nghị Cục thuế kiểm tra tình hình cụ thể của doanh nghiệp các nội dung như quy chế, định mức và một số nội dung khác liên quan để xác định thuế TNCN theo đúng chế độ quy định.
Tải về tại đây:
Công văn 4767/TCT-DNNCN ngày 20/11/2019
Chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền ăn giữa ca cho người lao động