Trả lời Công ty cổ phần Giao hàng tiết kiệm hỏi về thuế TNCN đối với khoản phụ cấp điện thoại và tiền ăn trưa, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Luật Lao động số 45/2019/QH14 quy định:
+ Tại Điều 13 quy định Hợp đồng lao động: ...
+ Tại Điều 20 quy định loại hợp đồng lao động: ...
- Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC) quy định thu nhập từ tiền lương, tiền công: ...
- Căn cứ khoản 4 Điều 22 Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH: “4. Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng...”
- Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC) hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN: ...
...(Xem chi tiết tại văn bản)...
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
1. Về thuế TNCN đối với khoản phụ cấp điện thoại và tiền ăn trưa của người lao động:
Trường hợp Công ty áp dụng hình thức khoán chi phụ cấp tiền điện thoại cho người lao động được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, nếu mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản khoán chi này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Trường hợp Công ty không tổ chức bữa ăn trưa, ăn giữa ca mà chi tiền ăn trưa, ăn giữa ca cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
2. Về thuế TNDN đối với khoản chi phí xét nghiệm Covid 19 cho người lao động:
Khoản chi phí xét nghiệm Covid-19 cho người lao động được coi là khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động, nếu khoản chi phí này được thực hiện theo quy định tại Điểm 2.30 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC) và tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp khi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và thanh toán theo quy định.
Tải về tại đây:
Công văn 35220/CTHN-TTHT ngày 17/09/2021
Thuế thu nhập cá nhân đối với khoản phụ cấp điện thoại và tiền ăn trưa